Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
173853

THUYÕT MINH NHIÖM Vô Vµ Dù TO¸N KHẢO SÁT, LẬP QUY HOẠCH PHÂN KHU XÂY DỰNG TỶ LỆ 1/2000 KHU CÔNG NGHIỆP GIANG QUANG THỊNH, HUYỆN THIỆU HOÁ, TỈNH THANH HOÁ

Đăng lúc: 28/08/2023 (GMT+7)
100%

Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc

¾¾¾¾ó¾¾¾¾

THUYÕT MINH NHIÖM Vô Vµ Dù TO¸N

KHẢO SÁT, LẬP QUY HOẠCH PHÂN KHU XÂY DỰNG

TỶ LỆ 1/2000 KHU CÔNG NGHIỆP GIANG QUANG THỊNH, HUYỆN THIỆU HOÁ, TỈNH THANH HOÁ

Thanh Hóa, ngày tháng năm 2023

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ

QUY HOẠCH XÂY DỰNG THANH HOÁ

Giám đốc

Lê Đình Tuấn

Thanh Hóa - 2023


MỤC LỤC

1. LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH PHÂN KHU 4

2. CÁC CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH 5

3. PHẠM VI, RANH GIỚI, QUY MÔ LẬP QUY HOẠCH 7

4. TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG 8

5. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG CỦA KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH 8

6. SƠ BỘ XÁC ĐỊNH NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT VÀ YÊU CẦU VỀ VIỆC CỤ THỂ HOÁ QUY HOẠCH TỈNH, QUY HOẠCH CHUNG ĐÃ ĐƯỢC DUYỆT. 16

7. YÊU CẦU VỀ CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUY HOẠCH PHÂN KHU 16

8. ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN CÁC CHỈ TIÊU TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP TỪ CÁC QUY HOẠCH CÓ LIÊN QUAN ĐÃ ĐƯỢC DUYỆT. 18

9. HỒ SƠ SẢN PHẨM 19

10. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 20

11. KẾT LUẬN 20


1. LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH PHÂN KHU

Huyện Thiệu Hóa là vùng đất có lịch sử lâu đời và truyền thống văn hóa đặc sắc, được hình thành từ rất sớm dựa trên lợi thế là nơi “trên bến dưới thuyền”, nơi hợp lưu của hai con sông lớn của tỉnh Thanh Hóa là sông Chu và sông Mã.

Huyện Thiệu Hóa ngày nay nằm ở vị trí trung tâm trên bản đồ hành chính của tỉnh Thanh Hóa thuộc vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của tỉnh có mối liên hệ gắn bó với các vùng kinh tế trọng điểm và các đô thị lớn trong tỉnh.

Theo Luật quy hoạch số: 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017 thì Quy hoạch KT-XH cấp huyện sẽ không còn, các quy hoạch ngành liên quan đã hết hiệu lực. Do vậy để có chiến lược phát triển kinh tế, xã hội huyện Thiệu Hóa gắn với việc quản lý, kiểm soát quá trình phát triển đô thị, nông thôn đồng thời rà soát, khớp nối, điều chỉnh các quy hoạch trên địa bàn huyện Thiệu Hóa. Đồng thời, với việc Thành phố Thanh Hóa mở rộng về phía Tây [1], khu vực huyện Thiệu Hóa trở thành cửa ngõ phía Tây Bắc của thành phố Thanh Hóa có chức năng kết nối và hỗ trợ cho thành phố Thanh Hóa với khu vực phụ cận đặc biệt là khu vực phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Quy hoạch vùng huyện Thiệu Hóa được nghiên cứu định hướng nhằm tiếp cận và khai thác các tiềm năng, lợi thế đặc biệt là lợi thế về vị trí, giao thông và quỹ đất phát triển.

Dự án tuyến đường bộ cao tốc phía Đông đoạn qua tỉnh Thanh Hóa đang được triển khai thực hiện, là dự án trọng điểm của Quốc gia và của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2020-2025. Tuyến đường hình thành sẽ thuận lợi việc kết nối giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển từ Thanh Hóa đến Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tuyến đường là động lực lớn để phát triển kinh tế xã hội của khu vực đồng bằng tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Thiệu Hóa nói riêng. Do vậy quy hoạch xây dựng vùng huyện sẽ định hướng khai thác các lợi thế của tuyến đường đồng thời gắn kết hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực lân cận với tuyến đường.

Theo Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023 (Tại phụ lục XI, Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh đến năm 2030 có diện tích 300ha). Qua quá trình rà soát sự phù hợp giữa các cấp quy hoạch bao gồm: Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch vùng huyện Thiệu Hoá, Quy hoạch chung các xã trong phạm vi lập quy hoạch thì Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh thuộc địa giới hành chính 04 xã: Thiệu Giang, Thiệu Quang, Thiệu Thịnh, Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá; Nằm ở phía Đông - Đông Bắc huyện Thiệu Hoá cách thành phố Thanh Hoá khoảng 13,5km, cách cảng hàng không Thọ Xuân 40,0km và cách cảng Nghi Sơn khoảng 60,0km. Gắn với lợi thế có tuyến đường giao thông cấp quốc gia, cấp tỉnh theo quy hoạch đi qua như: cao tốc Bắc Nam phía Tây (cách nút giao cao tốc khoảng 120m), tuyến Hoằng Kim - Thiệu Long phía Bắc, tuyến Bắc sông Chu phía Nam và tuyến Thanh Hoá - Định Công đi qua chính giữa khu đất theo hướng Bắc Nam, và đường tỉnh 516C hiện có phía Bắc đi qua khu đất tạo động lực lớn để hình thành và phát triển khu vực, xây dựng các khu chức năng KKT theo đúng với định hướng; Ngoài ra, khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi, địa hình bằng phẳng, quỹ đất lớn tập trung, chủ yếu là đất nông nghiệp theo quy hoạch đã được xác định xây dựng khu công nghiệp, khu vực giao giữa sông Mã và sông Chu nên rất thuận lợi trong việc giao thương, đối ngoại.

Trước những lý do trên, việc việc lập và phê duyệt QHPK Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh là rất cần thiết, làm cơ sở pháp lý để quản lý, kêu gọi đầu tư xây dựng.

2. CÁC CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH

2.1. Căn cứ pháp lý:

- Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020;

- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017;

- Luật số 35/2018/QH14 của Quốc hội về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch;

- Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23/11/2009;

- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;

- Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017;

- Luật Thủy lợi số 07/2017/QH14 ngày 19/6/2017;

- Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018;

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và luật đê điều số 30/2020/QH14 ngày 17/6/2020;

- Nghị định: Số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

- Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018 về giống cây trồng và canh tác, số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

- Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 về lập thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ về quy định quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;

- Nghị định số 56/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt;

- Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21/6/2013 của Bộ Thông tin truyền thông về quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động;

- Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

- Thông tư số 22/2019/TT -BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

- Thông tư số 20/2019/TT-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông" (QCVN 33:2019/BTTTT);

- Thông tư số 04/2022//TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ về việc quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù và quy hoạch nông thôn;

- Quyết định số 4123/2011/QĐ-UBND ngày 12/12/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển Giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định 3705/QĐ-UBND ngày 24/9/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 3705/QĐ-UBND);

- Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030;

- Quyết định số 1477/QĐ-BCT ngày 26/4/2017 của Bộ trưởng bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035.

- Văn bản số 4339/ UBND-CN ngày 11/4/2019 của Phó chủ tịch Lê Anh Tuấn về việc lập quy hoạch phân khu các khu chức năng trong khu kinh tế Nghi Sơn; Công văn số 8848/UBND-CN ngày 11/7/2019 của UBND tỉnh về việc tổ chức lập quy hoạch phân Khu trong khu kinh tế Nghi Sơn;

- Quyết định số 5588/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2045;

- Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Công văn số 8536/UBND-CN ngày 19/6/2023 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc chấp thuận nguồn kinh phí thực hiện lập Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh, huyện Thiệu Hoá;

- Quyết định số 2576/QĐ-UBND ngày 19/7/2023 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Thiệu Hóa;

2.2. Các nguồn tài liệu sử dụng

- Các nguồn số liệu, tài liệu điều tra về kinh tế, xã hội, tự nhiên trong khu vực;

- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quy hoạch chung các xã: Thiệu Giang, Thiệu Quang, Thiệu Thịnh;

- Bản đồ địa chính các xã: Thiệu Giang, Thiệu Quang, Thiệu Thịnh;

- Các quy hoạch chi tiết, dự án đã và đang triển khai trong khu vực nghiên cứu;

- Các tài liệu, số liệu điều tra mới nhất về kinh tế, xã hội, tự nhiên và hiện trạng khu vực nghiên cứu quy hoạch.

3. PHẠM VI, RANH GIỚI, QUY MÔ LẬP QUY HOẠCH

3.1. Phạm vi ranh giới nghiên cứu:

Khu đất lập quy hoạch phân khu thuộc địa giới hành chính 04 xã: Thiệu Giang, Thiệu Quang, Thiệu Thịnh và Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Ranh giới cụ thể như sau:

- Phía Bắc: giáp đường Hoằng Kim - Thiệu Long;

- Phía Nam: giáp đường Bắc sông Chu;

- Phía Đông: giáp đất nông nghiệp, khu dân cư Thiệu Quang và đê sông Mã;

- Phía Tây: giáp đường cao tốc Bắc Nam (Mai Sơn - Quốc lộ 45).

3.2. Quy mô:

+ Diện tích lập quy hoạch khoảng: 300,0ha. (Theo Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá tại Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023; Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2045 đã được UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt tại Quyết định số 5588/QĐ-UBND ngày 30/12/2020)

+ Diện tích khảo sát địa hình 1/2000: 360,0ha.

(Có sơ đồ vị trí, ranh giới nghiên cứu kèm theo)

+ Số lao động dự báo trong KCN khoảng: 18.900 (lao động).

4. TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG

Là KCN đa ngành, ưu tiên các ngành nghề công nghiệp điện tử, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chế biến nông lâm sản, may mặc, da giày, bao bì, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí, luyện kim, vật liệu xây dựng, chế biến và sản xuất các sản phẩm từ gỗ, trang thiết bị thể thao, trường học…

(Theo Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá tại Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023)

5. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG CỦA KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH

5.1. Địa hình, địa mạo:

Khu vực nghiên cứu quy hoạch có địa hình tương đối bằng phằng, hướng dốc từ Đông qua Tây và từ Bắc xuống Nam; chủ yếu là khu vực đất nông nghiệp của nhân dân trong khu vực.

Hàng năm lượng phù xa của sông Mã và sông Chu tạo ra những vùng đất bãi ngoài đê tương đối lớn và màu mỡ là điều kiện để phát triển các loại cây công nghiệp và rau màu. Địa hình thuộc dạng đồng bằng do chênh lệch cao của các vùng canh tác không lớn khoảng 0,4-0,5m, thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh tập trung có diện tích tương đối lớn. nhất là lúa và các loại cây thực phẩm.

Vùng tả ngạn sông Chu địa hình thấp hơn so với huyện Yên Định. Một số xã có địa hình lòng chảo (Thiệu Duy, Thiệu Giang, Thiệu Hợp và Thiệu Thịnh…) mưa lớn tập trung thường bị ngập úng cục bộ. Một số xã giáp Triệu Sơn: Thiệu Toán, Thiệu Chính, Thiệu Hoà, Minh Tâm, Thiệu Viên...việc tiêu thoát nước cũng gặp khó khăn, do hệ thống tiêu “Đông, Thiệu, Thành” và Sông Dừa chưa được đầu tư cải tạo căn bản.

(Nguồn: Điều tra trực tiếp và phỏng vấn nhân dân)

5.2. Thời tiết, Khí hậu:

Thiệu Hóa nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hóa. Theo tài liệu của trạm dự báo khí tượng thủy văn Thanh Hóa, khí hậu thủy văn ở Thiệu Hóa như sau:

Chế độ nhiệt, độ ẩm: Tổng nhiệt độ trung bình năm từ 8 500 – 8 600 0C, phân bố trong vụ mùa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 60%; biên độ năm 11-120C, biên độ nhiệt độ ngày dao động 6-70C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối chưa dưới 20C. Nhiệt độ cao tuyệt đối chưa quá 41,50 C. Có 4 tháng nhiệt độ trung bình < 200C (từ tháng 12- tháng 3 năm sau) và có 5 tháng nhiệt độ trung bình >250C (từ tháng 5- tháng 9).

Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình 2.000 mm/năm, cao nhất 2.500 mm/năm, số ngày mưa 135 ngày/năm, tập trung vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9.

Chế độ bão: Hàng năm từ tháng 5-10 vùng ven biển của huyện phải hứng chịu 5 - 6 cơn bão, với sức gió có khi lên tới cấp 11; 12 và giật trên cấp 12.

Chế độ gió: Hàng năm, Thiệu Hóa thường chịu ảnh hưởng của 3 luồng gió chính. Gió mùa Đông Bắc thổi từ Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ trong thời gian từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau. Gió mùa Tây Nam thổi từ vịnh Bengan tràn qua lục địa luồn qua các dãy núi phía Tây, đặc biệt là dãy núi Trường Sơn thổi qua. Từ tháng 6 đến tháng 7 trung bình mỗi năm có 18 đến 20 ngày gió mùa Tây Nam rất khô và nóng, nhân dân thường gọi là “gió Lào

5.3. Địa chất thủy văn, địa chất công trình.

- Địa chất công trình:

Tổng thể khu vực lập quy hoạch hiện chưa được khoan thăm dò địa chất công trình cho toàn khu vực, tuy nhiên qua tham khảo từ các lỗ khoan địa chất phục vụ xây dựng công trình và các dự án cho thấy, cường độ chịu nén của đất tự nhiên đạt ≥ 1 kg/cm2. Nhìn chung ít có sự biến đổi kiến tạo ở vùng này.

(Nguồn: từ các tài liệu thiết kế kỹ thuật công trình riêng lẻ trong khu vực)

- Địa chất thuỷ văn:

Huyện Thiệu Hóa nằm trong vùng thủy văn Sông Mã, sông Chu. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 10 và có thể muộn hơn tùy từng năm; là vùng mưa lớn, lượng mưa trung bình hàng năm (1.500 - 1.900) mm/năm. Ngoài ra huyện có hệ thống sông ngòi phong phú, có các hệ thống sông nhỏ như sông Mậu Khê, Cầu Chày, Nhà Lê….

Hệ thống kênh mương phục vụ tưới cho vùng Thiệu Hóa gồm: kênh B9, B10, B6/9, B12/9, kênh N3-TH, kênh N5-TH. Toàn huyện đã đầu tư kiên cố hóa kênh mương, cứng hóa gần 300km kênh mương đưa tổng số lên 340 km kênh mương được cứng hóa bằng 65% tổng số.

Trên địa bàn có 02 hệ thống sông chính chảy qua:

- Sông Chu: Nguồn nước sông Chu đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực. Hệ thống Bái Thượng lấy nước trên sông Chu phục vụ tưới cho hơn 45.000ha đất canh tác, hơn 1m3/s cho các khu công nghiệp và nước sinh hoạt trong khu vực.

- Sông Cầu Chày dài 87km, khởi nguồn từ núi Đàn thuộc huyệnNgọc Lặc, chảy qua các huyệnLang Chánh,Thọ Xuân, Yên Định vàThiệu Hóarồi hợp vớisông Mãở hạ lưu. Nước sông Cầu Chày rất đục và cạn.

Nhận xét chung:

- Các con sông Chu, sông Mã của huyện là nơi cung cấp đủ nhu cầu nước tưới quanh năm cho sản xuất nông nghiệp toàn vùng. Trong huyện có một hệ thống sông lạch nước lợ chằng chịt tạo thuận lợi để hình thành và phát triển giao thông thủy, và nghề đánh cá ven sông, nuôi trồng thủy sản nước lợ.

- Nguồn nước mặt, nước ngầm của Thiệu Hóa khá dồi dào và phong phú. Đặc biệt nguồn nước mặt chất lượng chưa bị ô nhiễm. Với nhu cầu hiện tại và trong những năm tới nguồn nước vẫn đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và sinh hoạt. Cần quản lý tốt việc sử dụng các loại hóa chất, chất thải công nghiệp và sinh hoạt của dân cư để giữ gìn nguồn nước được trong sạch.

(Nguồn: Điều tra trực tiếp và phỏng vấn nhân dân)

5.4. Hiện trạng kiến trúc cảnh quan:

Nằm ở khu vực đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa, huyện Thiệu Hóa có diện tích khoảng 160,0km2, phía Bắc tiếp giáp với huyện Yên Định, phía Nam giáp với huyện Đông Sơn, phía Tây giáp với hai huyện Triệu Sơn và Thọ Xuân, phía Đông giáp huyện Hoằng Hóa và thành phố Thanh Hóa.

Đồng bằng Thiệu Hóa được cấu tạo bởi phù sa hiện đại trải trên một bề rộng nghiêng dần về phía Đông Nam, có các rìa phía Bắc là các dải đất cao từ 8m-15m được cấu tạo bằng phù sa cổ.

Hiện trạng khu vực lập quy hoạch chủ yếu là không gian sản xuất nông nghiệp, một số hộ nằm dải rác trên tuyến đường liên xã, nhà được xây dựng tương đối kiên cố, ngoài ra còn có cửa hàng xăng dầu Thiệu Quang. Khu vực tiếp giáp các tuyến giao thông đối ngoại quan trọng: phía Bắc giáp đường Hoằng Kim - Thiệu Long; Phía Nam giáp đường Bắc sông Chu; Phía Tây giáp đường cao tốc Mai Sơn do đó tương đối thuận lợi trong việc giao thương, đối ngoại.

5.5 Hiện trạng sử dụng đất:

Tổng diện tích dự kiên lập quy hoạch khoảng 330,0ha (Thiệu Giang 4,98ha; , Thiệu Quang 158,41ha; Thiệu Thịnh 93,43ha; Thiệu Hợp 43,38ha), với thành phần đất đai cụ thể như sau:

STT

Loại đất

Kí kiệu

Diện tích (m2)

Tỷ lệ(%)

1

Đất nông nghiệp

LUC

2.652.400,0

88,4

2

Đất mặt nước (ao, hồ, kênh, mương…)

MN

98.703,0

3,3

3

Đất dân cư hiện trạng

DCHT

10.775,0

0,4

4

Đất bãi rác

BR

5.650,0

0,2

5

Cây xăng Thiệu Quang

TM

4.105,0

0,1

6

Đất nghĩa địa

59.192,0

2,0

7

Đất trang trại (trồng cây, nuôi cá…)

142.800,0

4,8

8

Bờ thửa, đường đất

8.125,0

0,3

9

Đường bê tông

3.250,0

0,1

10

Đường nhựa (Đường tỉnh 516C)

15.000,0

0,5

Tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch

3.000.000,0

100,0

- Đất nông nghiệp: khu vực chủ yếu là đất nông nghiệp với 256,2ha (88,4%)

- Đất thương mại: cây xăng dầu Thiệu Quang nằm phía Bắc tuyến Đường tỉnh 516C, mặt đường từ 11,0-12,0m hiện là đường cấp VI, mặt đường láng nhựa.

- Đất dân cư hiện trạng: tập trung chủ yếu hai bên tuyến Đường tỉnh 516C.

- Đất bãi rác: là nơi tập kết rác tạm thời của nhân dân trong khu vực, theo QHV huyện Thiệu Hoá, bãi rác mới sẽ bố trí ra ngoài ranh giới KCN phía Nam khu đất tại nút giao TPTH-Định Công và tuyến đường Bắc sông Chu.

- Đất trang trại: một số hộ đang thuê đất của xã làm trang trại trồng cây, nuôi cá, trong phương án quy hoạch dự kiến di chuyển, bố trí ra phía ngoài KCN.

- Kênh, mương, mặt nước: khu vực lập quy hoạch không có sông đi qua, nhưng có hệ thống kênh, mương tưới tiêu tương đối dày đặc, trong phương án quy hoạch cần xem xét việc hoàn trả kênh mương khi bố trí KCN.

- Đất nghĩa địa: có nghĩa địa Thái Ngân khoảng 5,9ha.

5.6. Hiện trạng dân số:

Trong khu vực nghiên cứu lập quy hoạch có khoảng 40 hộ thuộc xã Thiệu Quang (trong đấy có 03 hộ đã xây nhà, còn lại 17 hộ chưa xây) và khoảng 10 hộ thuộc xã Thiệu Giang nằm hai bên đường tỉnh 516C. Do đó, về số lượng nhà theo thống kê thì nhiều, còn số lượng dân cư đã ở và sống thực tế chỉ khoảng 52 người sinh sống trong phạm vi lập quy hoạch, nhà ở khá kiên cố, mật độ xây dựng tương đối thấp chủ yếu bám dọc tuyến đường hiện trạng.

5.7. Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật:

5.7.1. Giao thông: trong khu đất lập quy hoạch hiện có tuyến đường nhựa Hoằng Kim - Thiệu Long (Đường tỉnh 516C), mặt đường từ 11,0-12,0m hiện là đường cấp VI, mặt đường láng nhựa, còn lại chủ yếu là đường giao thông thôn xóm, đường nội khu, nội đồng, một số tuyến đường đã bê tông hóa.

5.7.2. Cấp điện: Hiện tại trong khu vực nghiên cứu quy hoạch đang sử dụng nguồn điện lấy từ trạm biến áp TBA 220kV Thanh Hóa (Ba Chè): 2x250MVA.

5.7.3. Cấp nước: Hiện nay dân cư trong khu vực và vùng lân cận đã dùng nước sạch và dùng nước giếng khơi, giếng khoan mạch nông từ 6-10m. Chất lượng nước giếng ở khu vực này cơ bản đảm bảo cho các nhu cầu sử dụng trước mắt, trữ lượng không ổn định theo mùa. Nguồn từ Nhà máy nước sạch Vạn Hà đã đưa vào khai thác sử dụng năm 2003 công suất 760 m3/ngày (khai thác nguồn nước ngầm) trong những năm tới cũng cố, cải tạo đưa công suất lên 1.500 m3/ngày.

Sông Chu: Nguồn nước sông Chu đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực. Hệ thống Bái Thượng lấy nước trên sông Chu phục vụ tưới cho hơn 45.000ha đất canh tác, hơn 1m3/s cho các khu công nghiệp và nước sinh hoạt trong khu vực.

Hệ thống đê điều:

Khu vực lập quy hoạch có 06 tuyến đê sông: đê tả sông Chu, đê hữu sông Chu, đê hữu sông Mã, đê hữu sông Cầu Chày, đê tả sông Dừa, đê hữu sông Dừa.

+ Đê tả sông Chu: dài khoảng 22,5km (Thiệu Hợp - Thiệu Ngọc), đê cấp II; cao trình đê hiện tại từ +11,56m đến +12,09m, đảm bảo cao trình chống lũ theo thiết kế; mặt đê hiện tại rộng từ 5-6m, chưa đảm bảo chiều rộng theo mặt đê thiết kế (chiều rộng mặt đê thiết kế từ 6-12m).

+ Đê hữu sông Chu: dài khoảng 22,0km, đê cấp I; cao trình đê hiện tại từ +11,38m đến +12,18m, đảm bảo cao trình chống lũ theo thiết kế; mặt đê hiện tại rộng từ 5-6m, chưa đảm bảo chiều rộng theo mặt đê thiết kế (chiều rộng mặt đê thiết kế từ 6-12m).

+ Đê hữu sông Mã: dài khoảng 8,8km, đê cấp II; cao trình đê hiện tại từ +11,38m đến +12,18m, đảm bảo cao trình chống lũ theo thiết kế; mặt đê hiện tại rộng từ 5-6m, chưa đảm bảo chiều rộng theo mặt đê thiết kế (chiều rộng mặt đê thiết kế từ 6-12m).

+ Đê hữu sông Cầu Chày (đê sông con): dài khoảng 17,4km, đê cấp IV.

+ Đê sông Dừa: gồm đê tả dài khoảng 7,8km, đê hữu dài khoảng 6,5km; đê cấp V. Hiện nay toàn tuyến đê chưa có đủ cao trình chống tràn, chưa có kè bảo vệ.

5.7.4. Hệ thống thoát nước: Các khu vực dân cư chưa có hệ thống thoát nước mưa, nước mưa chủ yếu thoát theo địa hình tự nhiên theo các mương, rãnh, đường trong khu dân cư, thoát vào các khu vực ruộng trũng, ao, hồ, kênh mương thủy lợi hiện có.

Huyện Thiệu Hóa thuộc các vùng tiêu đồng bằng, địa hình khá bằng phẳng, lại chịu tác động của mực nước ngoài sông nên đã hình thành các hệ thống kênh
tiêu, cống tiêu và trạm bơm tiêu động lực. Căn cứ nội dung Quy hoạch tổng thể thủy lợi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, toàn huyện Thiệu Hóa được chia làm 03 vùng tiêu, cụ thể như sau

a) Vùng tiêu 1: Nam sông Mã - Bắc sông Chu

Bao gồm toàn bộ khu vực phía Bắc sông Chu, diện tích khoảng 8000ha. Tiêu nước qua sông Mạo Khê, truyền tải nước đổ ra sông Chu gần ngã ba sông Mã - sông Chu qua cống 1 cửa và 10 cửa (cống Chấn Long). Sông Mạo Khê bị ách tắc nhiều đoạn, hiệu quả tiêu thoát không cao nên đã xây dựng trạm bơm Thiệu Duy, Thiệu Thịnh tiêu nước thẳng ra sông Chu.

Các trục tiêu chính của vùng bao gồm:

+ Kênh tiêu trạm bơm Thiệu Thịnh: dài gần 7,5km; Qtiêu = 10m3/s; hiện kênh bị bồi lắng và sạt lở nhiều đoạn. Trạm bơm Thiệu Thịnh có thông số máy 10x3700m3/h.

+ Kênh tiêu trạm bơm Thiệu Duy: dài 8km; Qtiêu = 10m3/s; hiện hoạt động tốt. Trạm bơm Thiệu Duy có thông số máy 10x3700m3/h.

+ Sông Mạo Khê: truyền tải nước kém do các đập ngăn nuôi cá dọc tuyến, bèo, rác; cống tiêu 10 cửa quy mô còn bé, chưa đảm bảo yêu cầu tiêu.

b) Vùng tiêu 2: Vùng tiêu sông Hoàng

Bao gồm các xã khu vực phía Tây Nam huyện: Thiệu Toán, Thiệu Chính, Thiệu Hòa, Minh Tâm, Thiệu Viên, diện tích khoảng 3080ha. Tiêu qua sông Dừa và hệ thống kênh tiêu nhánh đổ về sông Hoàng, sông Dừa bao gồm: kênh Toán - Tâm, kênh Minh - Tâm, kênh Nỗ Đu, kênh Xuân Khánh - Thiệu Toán, kênh Nổ Đào 1-2, kênh Toàn Thắng 1-2, kênh Thiệu Hòa, kênh Minh Chính. Hiện tại, sông và các kênh tiêu này bị sạt lở, lòng dẫn bị bồi lắng, lấn chiếm, gây cản trở và ách tắc trong tiêu thoát.

Các công trình tiêu động lực của vùng: trạm bơm Thiệu Hòa (máy 6x2500m3/h), trạm bơm Thái Ninh (Minh Tâm, máy 2x1000m3/h). Các trạm này đều hoạt động bình thường.

c) Vùng tiêu 3: Vùng tiêu Quảng Châu

Bao gồm các xã khu vực phía Đông Nam huyện: Thiệu Lý, Thiệu Trung, Nam thị trấn (Thiệu Đô cũ), Tân Châu, Thiệu Vận, Thiệu Giao, diện tích khoảng 2556ha. Các kênh trục tiêu chính của vùng gồm:

+ Hệ thống kênh tiêu Đô Cương: tiêu nước cho khu vực các xã Thiệu Vận, Nam thị trấn, Tân Châu, Thiệu Giao; chảy vào sông Thọ Hạc tại ngã ba cầu Lồ.

+ Sông Nhà Lê: tiêu nước cho khu vực các xã Thiệu Lý, Thiệu Trung; chảy vào sông Vinh tại ngã ba Nấp.

+ Hệ thống kênh Khánh Vân: gồm kênh Văn Tập, Khánh Vân, Tân Khánh; tiêu cho khu vực xã Tân Châu.

Hệ thống trục tiêu của vùng bị bồi lắng, mặt cắt kênh nhỏ, chiều rộng bị lấn chiếm, gây ách tắc, cản trở dòng chảy tại nhiều điểm. Dự án tiêu úng Đông Sơn hiện đang thực hiện nạo vét, gia cố, giải phóng các hộ lấn chiếm bờ các trục tiêu của vùng.

5.7.5. Hệ thống thoát nước thải, vệ sinh môi trường: Hiện nay trong khu vực chưa có trạm xử lý nước thải. Hệ thống thoát nước thải thoát chung cùng hệ thống nước mưa. Phần lớn là dân cư sản xuất nông nghiệp việc xử lý, thu gom chất thải, rác thải còn chưa triệt để và thực hiện thường xuyên theo quy định.

- Về hiện trạng thu gom, xử lý CTR

Toàn huyện có 119 bãi chứa và chôn lấp. Tổng lượng rác thải: 54,8 tấn/ ngđ.

Tỷ lệ thu gom CTR toàn huyện đạt 85%;

Xử lý bằng phương pháp chôn lấp:

- Về hiện trạng nghĩa trang:

Phần lớn các nghĩa trang trên địa bàn đã có từ trước và tồn tại tới nay nên các phần mộ được xây dựng tự phát, tự ý không theo quy định vì vậy hầu hết tình trạng các phần một nằm lộn xộn, không theo quy hoạch hàng lối, không đồng nhất về kích cỡ, về hướng.

Hầu hết các nghĩa trang trên địa bàn huyện không có mặt bằng quy hoạch chi tiết, không có ranh giới phân định rõ đất nghĩa trang và đất nông nghiệp, không có nhà tiếp linh, không có hệ thống thoát nước, mặt bằng nghĩa trang không đồng nhất do việc đào đắp khi táng, không có đường nội bộ trong nghĩa trang, để cỏ mọc cao, việc chăn thả trâu bò diễn ra trong hầu hết các nghĩa trang. Nhiều nghĩa trang nằm sát khu dân cư, gần nguồn nước sinh hoạt của dân đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của nhân dân.

Việc quản lý, sử dụng nghĩa trang ở nhiều thôn, xã còn nhiều bất cập, xảy ra tình trạng chiếm đất xây dựng tường rào bảo vệ để dành đất cho người sống hoặc chờ cải táng, gây lãng phí lớn tới quỹ đất nghĩa trang và mất cảnh quan của toàn nghĩa trang.

Trong khu vực quy hoạch có nghĩa địa Thái Ngân thuộc xã Thiệu Thịnh cần được xem xét, bố trí tái định cư trong bước lập quy hoạch.

6. SƠ BỘ XÁC ĐỊNH NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT VÀ YÊU CẦU VỀ VIỆC CỤ THỂ HOÁ QUY HOẠCH TỈNH, QUY HOẠCH CHUNG ĐÃ ĐƯỢC DUYỆT.

- Tuân thủ Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023 (Tại phụ lục XI, Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh đến năm 2030 có diện tích 300ha). Rà soát sự phù hợp giữa các cấp quy hoạch bao gồm: Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch vùng huyện Thiệu Hoá, Quy hoạch chung các xã trong phạm vi lập quy hoạch, để đảm bảo tính thống nhất, tránh chồng lấn và đề xuất thay đổi cho phù hợp trong lần quy hoạch này;

- Khu vực chưa có hạ tầng, chủ yếu là các tuyến giao thông theo quy hoạch. Do đó khi lập quy hoạch Khu công nghiệp cần cân nhắc việc đầu tư, kết nối với các dự án xung quanh (nếu có), cần đánh giá đúng về địa hình (khu vực có địa hình tương đối thấp, chủ yếu là đất nông nghiệp) do đó cần chọn giải pháp quy hoạch phù hợp với tính chất, chức năng được duyệt giảm thiểu chi phí đầu tư, tăng hiệu quả khai thác khu đất, tránh gây ngập úng khu vực dân cư xung quanh khi dự án hình thành;

- Việc GPMB được đánh giá là dễ thực hiện do các hộ nằm tương đối rải rác, số lượng không lớn, tuy nhiên việc thay đổi nơi ở mới do thói quen sống và sinh hoạt, đồng thời chuyển đổi nghề nghiệp và bố trí việc làm cho các hộ bị ảnh hưởng cần được tính toán cụ thể, tránh làm tăng tổng mức đầu tư khi lập dự án;

- Khu vực có hệ thống kênh, mương tưới tiêu dày đặc, do đó cũng cần nghiên cứu, hoàn trả lại hệ thống kênh, mương khi thực hiện dự án; Ngoài ra, cần tận dụng tối đa trữ lượng nước lớn từ sông Chu và sông Mã;

- Nghĩa địa Thái Ngân với diện tích khoảng 5,9ha, việc di chuyển bố trí tái định cư cần được nghiên cứu trong bước lập quy hoạch.

7. YÊU CẦU VỀ CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUY HOẠCH PHÂN KHU

7.1. Yêu cầu về điều tra khảo sát hiện trạng, thu thập tài liệu, số liệu.

- Bản đồ khảo sát địa hình phục vụ lập quy hoạch được thành lập theo tỷ lệ 1/2.000, hệ tọa độ quốc gia VN 2.000, cao độ nhà nước.

- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế - xã hội; dân số, hiện trạng sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng; cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường khu vực lập quy hoạch. Các số liệu điều tra hiện trạng phải sử dụng số liệu điều tra mới nhất, có hệ thống bảng biểu kèm theo, trích dẫn nguồn số liệu chính thống.

- Rà soát đánh giá các yếu tố liên quan đến khu đất; cập nhật các quy hoạch, dự án đã và đang triển khai có liên quan; khai thác tối đa quỹ đất thuận lợi để phát triển khu công nghiệp.

7.2. Yêu cầu và nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan.

- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, hiện trạng đất xây dựng, dân cư, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật; phân tích các quy định của quy hoạch chung xây dựng có liên quan đến khu vực quy hoạch; đánh giá các dự án, các quy hoạch đã và đang triển khai trong khu vực.

- Xác định quy mô lao động, chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho toàn khu vực quy hoạch; chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo chức năng đặc thù.

- Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất: Xác định các phân khu trong khu vực quy hoạch; xác định chỉ tiêu sử dụng đất về mật độ xây dựng, hệ ssử dụng đất, tầng cao công trình đối với từng lô đất; khoảng lùi công trình đi với các trục đường; vị trí, quy mô các công trình ngầm (nếu có).

- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan: Xác định nguyên tắc, yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đối với từng phân khu, trục đường chính, không gian mở, điểm nhấn.

- Đề xuất Quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch và các định hướng quản lý kiến trúc cảnh quan tổ chức không gian, nghiên cứu thiết kế đô thị theo quy định của Luật Quy hoạch Đô thị.

7.3. Yêu cầu về quy hoạch hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được bố trí đến mạng lưới đường khu vực, bao gồm các nội dung sau:

- Xác định cốt xây dựng đối với từng ô phố;

- Xác định mạng lưới giao thông, mặt cắt, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng; xác định và cụ thể hóa quy hoạch chung về vị trí, quy mô bến, bãi đỗ xe (trên cao, trên mặt đất và ngầm); tuyến giao thông công cộng; hào và tuynel kỹ thuật (nếu có);

- Xác định nhu cầu và nguồn cấp nước; vị trí, quy mô công trình nhà máy, trạm bơm nước; mạng lưới đường ống cấp nước và các thông số kỹ thuật cụ thể;

- Xác định nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp năng lượng (điện, khí đốt); vị trí, quy mô các trạm điện phân phối, trạm khí đốt; mạng lưới đường dây trung thế và hệ thống chiếu sáng;

- Xác định nhu cầu và công trình hạ tầng viễn thông thụ động;

- Xác định tổng lượng nước thải và rác thải; mạng lưới thoát nước; vị trí, quy mô các công trình xử lý nước thải, chất thải và nghĩa trang.

7.4. Đánh giá môi trường chiến lược:

- Xác định các vấn đề môi trường chính tại khu vực lập quy hoạch;

- Đánh giá diễn biến môi trường trong quá trình lập và thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù;

- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa và thứ tự ưu tiên thực hiện; đề xuất các khu vực cách ly, bảo vệ môi trường cho các khu vực chức năng.

g) Dự kiến dự án ưu tiên đầu tư, sơ bộ nhu cầu vốn và nguồn lực thực hiện.

7.5. Yêu cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về đồ án quy hoạch nhằm đảm bảo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 11 Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng.

- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch có văn bản đề nghị địa phương nơi có quy hoạch phối hợp thực hiện công tác lấy ý kiến.

- Nhận được đề nghị của Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, địa phương nơi có quy hoạch ban hành văn bản thông báo kế hoạch thực hiện.

- Các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị báo cáo nhiệm vụ/đồ án theo kế hoạch (kết quả thể hiện bằng Biên bản hội nghị); thực hiện trưng bày công khai, lấy ý kiến (30 ngày đối với QH đô thị, 40 ngày đối với quy hoạch nông thôn và khu chức năng).

- Sau thời gian trưng bày công khai, địa phương nơi có quy hoạch có Biên bản tổng hợp ý kiến của: cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư; gửi Cơ quan tổ chức lập quy hoạch và đơn vị tư vấn tiếp thu, giải trình, hoàn thiện hồ sơ.

- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch có Báo cáo tổng hợp quá trình thực hiện lấy ý kiến và các nội dung tiếp thu, giải trình (nếu có).

Tổng hợp tất cả các hồ sơ liên quan (các văn bản, Biên bản, phiếu góp ý in đậm nêu trên) để trình thẩm định cùng hồ sơ quy hoạch.

8. ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN CÁC CHỈ TIÊU TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP TỪ CÁC QUY HOẠCH CÓ LIÊN QUAN ĐÃ ĐƯỢC DUYỆT.

8.1. Chỉ tiêu về lao động:

Đây là KCN đa ngành, ưu tiên các ngành nghề công nghiệp điện tử, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chế biến nông lâm sản, may mặc, da giày, bao bì, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí, luyện kim, vật liệu xây dựng, chế biến và sản xuất các sản phẩm từ gỗ, trang thiết bị thể thao, trường học…

Dự báo quy mô lao động khoảng 90 lao động/ha trong Khu công nghiệp.

- Đất có khả năng xây dựng xí nghiệp công nghiệp khoảng 70%, tương ứng: 300ha x 70% = 210ha.

- Lao động dự báo khoảng: 210ha x 90lao động/ha = 18.900lao động.

8.2. Các chỉ tiêu sử dụng đất:

- Mật độ xây dựng gộp toàn khu (brut-tô) tối đa 50%;

- Mật độ xây dựng cho từng lô đất tối đa 70%.

- Chỉ tiêu đất cây xanh ≥10% diện tích toàn khu, khoảng cách ly tối thiểu không được nhỏ hơn 10m;

Chiều cao công trình, mật độ xây dựng:

- Chiều cao công trình: Nhà máy tối đa 3 tầng; Nhà điều hành, dịch vụ tối đa 5 tầng.

- Mật độ xây dựng: Đối với công trình điều hành, dịch vụ tối đa 35%; Đối với công trình nhà máy tối đa 70%.

8.3. Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật:

Loại đất

Tỷ lệ (% diện tích toàn khu)

Giao thông

10

Cây xanh

10

Các khu kỹ thuật

1

CHÚ THÍCH: Đất giao thông và cây xanh trong không bao gồm đất giao thông, cây xanh trong khuôn viên lô đất các cơ sở sản xuất.

- Cấp điện: khu hành chính công cộng - dịch vụ 30W/m2sàn; công nghiệp 120 - 350 kW/ha.

- Cấp nước:

+ Nước công nghiệp: 22 - 40m3/ha.ngđ;

+ Nước công cộng, dịch vụ: ≥ 2 l/m2/ha.ngđ;

+ Nước tưới cây: ≥ 3 l/m2/ha.ngđ;

+ Nước rửa đường: ≥ 0,4 l/m2/ha.ngđ;

+ Nước thất thoát rò rỉ : không vượt quá 15%.

- Thoát nước thải sản xuất và sinh hoạt: ≥ 80% lưu lượng nước cấp.

- Chỉ tiêu chất thải rắn công nghiệp phát sinh: 0,3 tấn/ha/ngđ. Tỷ lệ thu gom, xử lý 100%.

* Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật:

- Cấp điện: ≥330 W/người

- Cấp nước: ≥ 80 l/người/ng.đ; công cộng, dịch vụ ≥10%.

- Thoát nước thải sinh hoạt: ≥ 80% lưu lượng nước cấp.

- Chỉ tiêu lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh : ≥ 0,9 kg/người/ngđ.

- Rác thải: Tỷ lệ thu gom, xử lý 100%.

(Các chỉ tiêu còn lại lấy theo Quy chuẩn QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng).

9. HỒ SƠ SẢN PHẨM

9.1. Hồ sơ khảo sát địa hình: Hồ sơ khảo sát địa hình tỷ lệ 1/2.000 được lập cho diện tích khoảng 360,0ha; yêu cầu thực hiện theo quy định tại Luật đo đạc bản đồ số 27/2018/QH14 của Quốc hội; hồ sơ khảo sát địa hình phải được thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm theo quy định tại Thông tư số 24/2018/TT-BTNMT ngày 15/11/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

9.2. Thuyết minh, bản vẽ quy hoạch và các văn bản dự thảo:

- Thuyết minh và bản vẽ: Nội dung theo quy định tại Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022;

- Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch: Nội dung theo quy định tại Điều 35 Luật Quy hoạch đô thị và phải có các bản vẽ thu nhỏ kèm theo.

- Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch. Phụ lục kèm theo thuyết minh (các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính toán). Phụ lục đính kèm văn bản pháp lý liên quan.

9.3. Yêu cầu về hồ sơ:

- Thuyết minh tổng hợp đồ án quy hoạch chi tiết phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan;

- Bản đồ dùng cho báo cáo thẩm định, phê duyệt, in màu tỉ lệ 1/500;

- Số lượng tài liệu dùng cho báo cáo thẩm định tùy thuộc theo yêu cầu của cơ quan thẩm định.

- Hồ sơ hoàn thiện, lưu trữ lập thành 07 bộ in màu theo tỷ lệ kèm theo thiết bị lưu trữ (đĩa CD hoặc USB) sao lưu toàn bộ nội dung bản vẽ và các văn bản liên quan.

10. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

10.1. Thời gian lập quy hoạch, thẩm định và phê duyệt đồ án: Không quá 06 tháng kể từ ngày phê duyệt dự toán.

10.2. Phân công tổ chức thực hiện

- Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh Thanh Hóa

- Cơ quan thẩm định: Sở Xây dựng Thanh Hóa;

- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN.

- Đơn vị tư vấn: Lựa chọn thông qua đấu thầu theo quy định.

11. KẾT LUẬN

Thuyết minh nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hóa được lập tuân thủ theo quy định của Pháp luật hiện hành. Kính đề nghị UBND tỉnh xem xét, phê duyệt làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo.

Tổng hợp thuyết minh




[1] Phạm vi lập QHC đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa và toàn bộ địa giới huyện Đông Sơn.

THUYÕT MINH NHIÖM Vô Vµ Dù TO¸N KHẢO SÁT, LẬP QUY HOẠCH PHÂN KHU XÂY DỰNG TỶ LỆ 1/2000 KHU CÔNG NGHIỆP GIANG QUANG THỊNH, HUYỆN THIỆU HOÁ, TỈNH THANH HOÁ

Đăng lúc: 28/08/2023 (GMT+7)
100%

Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

§éc lËp - Tù do - H¹nh phóc

¾¾¾¾ó¾¾¾¾

THUYÕT MINH NHIÖM Vô Vµ Dù TO¸N

KHẢO SÁT, LẬP QUY HOẠCH PHÂN KHU XÂY DỰNG

TỶ LỆ 1/2000 KHU CÔNG NGHIỆP GIANG QUANG THỊNH, HUYỆN THIỆU HOÁ, TỈNH THANH HOÁ

Thanh Hóa, ngày tháng năm 2023

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ

QUY HOẠCH XÂY DỰNG THANH HOÁ

Giám đốc

Lê Đình Tuấn

Thanh Hóa - 2023


MỤC LỤC

1. LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH PHÂN KHU 4

2. CÁC CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH 5

3. PHẠM VI, RANH GIỚI, QUY MÔ LẬP QUY HOẠCH 7

4. TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG 8

5. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG CỦA KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH 8

6. SƠ BỘ XÁC ĐỊNH NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT VÀ YÊU CẦU VỀ VIỆC CỤ THỂ HOÁ QUY HOẠCH TỈNH, QUY HOẠCH CHUNG ĐÃ ĐƯỢC DUYỆT. 16

7. YÊU CẦU VỀ CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUY HOẠCH PHÂN KHU 16

8. ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN CÁC CHỈ TIÊU TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP TỪ CÁC QUY HOẠCH CÓ LIÊN QUAN ĐÃ ĐƯỢC DUYỆT. 18

9. HỒ SƠ SẢN PHẨM 19

10. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 20

11. KẾT LUẬN 20


1. LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT LẬP QUY HOẠCH PHÂN KHU

Huyện Thiệu Hóa là vùng đất có lịch sử lâu đời và truyền thống văn hóa đặc sắc, được hình thành từ rất sớm dựa trên lợi thế là nơi “trên bến dưới thuyền”, nơi hợp lưu của hai con sông lớn của tỉnh Thanh Hóa là sông Chu và sông Mã.

Huyện Thiệu Hóa ngày nay nằm ở vị trí trung tâm trên bản đồ hành chính của tỉnh Thanh Hóa thuộc vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của tỉnh có mối liên hệ gắn bó với các vùng kinh tế trọng điểm và các đô thị lớn trong tỉnh.

Theo Luật quy hoạch số: 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017 thì Quy hoạch KT-XH cấp huyện sẽ không còn, các quy hoạch ngành liên quan đã hết hiệu lực. Do vậy để có chiến lược phát triển kinh tế, xã hội huyện Thiệu Hóa gắn với việc quản lý, kiểm soát quá trình phát triển đô thị, nông thôn đồng thời rà soát, khớp nối, điều chỉnh các quy hoạch trên địa bàn huyện Thiệu Hóa. Đồng thời, với việc Thành phố Thanh Hóa mở rộng về phía Tây [1], khu vực huyện Thiệu Hóa trở thành cửa ngõ phía Tây Bắc của thành phố Thanh Hóa có chức năng kết nối và hỗ trợ cho thành phố Thanh Hóa với khu vực phụ cận đặc biệt là khu vực phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Quy hoạch vùng huyện Thiệu Hóa được nghiên cứu định hướng nhằm tiếp cận và khai thác các tiềm năng, lợi thế đặc biệt là lợi thế về vị trí, giao thông và quỹ đất phát triển.

Dự án tuyến đường bộ cao tốc phía Đông đoạn qua tỉnh Thanh Hóa đang được triển khai thực hiện, là dự án trọng điểm của Quốc gia và của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2020-2025. Tuyến đường hình thành sẽ thuận lợi việc kết nối giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển từ Thanh Hóa đến Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tuyến đường là động lực lớn để phát triển kinh tế xã hội của khu vực đồng bằng tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Thiệu Hóa nói riêng. Do vậy quy hoạch xây dựng vùng huyện sẽ định hướng khai thác các lợi thế của tuyến đường đồng thời gắn kết hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực lân cận với tuyến đường.

Theo Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023 (Tại phụ lục XI, Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh đến năm 2030 có diện tích 300ha). Qua quá trình rà soát sự phù hợp giữa các cấp quy hoạch bao gồm: Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch vùng huyện Thiệu Hoá, Quy hoạch chung các xã trong phạm vi lập quy hoạch thì Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh thuộc địa giới hành chính 04 xã: Thiệu Giang, Thiệu Quang, Thiệu Thịnh, Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá; Nằm ở phía Đông - Đông Bắc huyện Thiệu Hoá cách thành phố Thanh Hoá khoảng 13,5km, cách cảng hàng không Thọ Xuân 40,0km và cách cảng Nghi Sơn khoảng 60,0km. Gắn với lợi thế có tuyến đường giao thông cấp quốc gia, cấp tỉnh theo quy hoạch đi qua như: cao tốc Bắc Nam phía Tây (cách nút giao cao tốc khoảng 120m), tuyến Hoằng Kim - Thiệu Long phía Bắc, tuyến Bắc sông Chu phía Nam và tuyến Thanh Hoá - Định Công đi qua chính giữa khu đất theo hướng Bắc Nam, và đường tỉnh 516C hiện có phía Bắc đi qua khu đất tạo động lực lớn để hình thành và phát triển khu vực, xây dựng các khu chức năng KKT theo đúng với định hướng; Ngoài ra, khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi, địa hình bằng phẳng, quỹ đất lớn tập trung, chủ yếu là đất nông nghiệp theo quy hoạch đã được xác định xây dựng khu công nghiệp, khu vực giao giữa sông Mã và sông Chu nên rất thuận lợi trong việc giao thương, đối ngoại.

Trước những lý do trên, việc việc lập và phê duyệt QHPK Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh là rất cần thiết, làm cơ sở pháp lý để quản lý, kêu gọi đầu tư xây dựng.

2. CÁC CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH

2.1. Căn cứ pháp lý:

- Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020;

- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017;

- Luật số 35/2018/QH14 của Quốc hội về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch;

- Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23/11/2009;

- Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;

- Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017;

- Luật Thủy lợi số 07/2017/QH14 ngày 19/6/2017;

- Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018;

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và luật đê điều số 30/2020/QH14 ngày 17/6/2020;

- Nghị định: Số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

- Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018 về giống cây trồng và canh tác, số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

- Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 về lập thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 6/5/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

- Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ về quy định quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;

- Nghị định số 56/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt;

- Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21/6/2013 của Bộ Thông tin truyền thông về quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động;

- Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

- Thông tư số 22/2019/TT -BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

- Thông tư số 20/2019/TT-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông" (QCVN 33:2019/BTTTT);

- Thông tư số 04/2022//TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ về việc quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù và quy hoạch nông thôn;

- Quyết định số 4123/2011/QĐ-UBND ngày 12/12/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển Giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định 3705/QĐ-UBND ngày 24/9/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 3705/QĐ-UBND);

- Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030;

- Quyết định số 1477/QĐ-BCT ngày 26/4/2017 của Bộ trưởng bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035.

- Văn bản số 4339/ UBND-CN ngày 11/4/2019 của Phó chủ tịch Lê Anh Tuấn về việc lập quy hoạch phân khu các khu chức năng trong khu kinh tế Nghi Sơn; Công văn số 8848/UBND-CN ngày 11/7/2019 của UBND tỉnh về việc tổ chức lập quy hoạch phân Khu trong khu kinh tế Nghi Sơn;

- Quyết định số 5588/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2045;

- Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Công văn số 8536/UBND-CN ngày 19/6/2023 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc chấp thuận nguồn kinh phí thực hiện lập Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh, huyện Thiệu Hoá;

- Quyết định số 2576/QĐ-UBND ngày 19/7/2023 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2023, huyện Thiệu Hóa;

2.2. Các nguồn tài liệu sử dụng

- Các nguồn số liệu, tài liệu điều tra về kinh tế, xã hội, tự nhiên trong khu vực;

- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quy hoạch chung các xã: Thiệu Giang, Thiệu Quang, Thiệu Thịnh;

- Bản đồ địa chính các xã: Thiệu Giang, Thiệu Quang, Thiệu Thịnh;

- Các quy hoạch chi tiết, dự án đã và đang triển khai trong khu vực nghiên cứu;

- Các tài liệu, số liệu điều tra mới nhất về kinh tế, xã hội, tự nhiên và hiện trạng khu vực nghiên cứu quy hoạch.

3. PHẠM VI, RANH GIỚI, QUY MÔ LẬP QUY HOẠCH

3.1. Phạm vi ranh giới nghiên cứu:

Khu đất lập quy hoạch phân khu thuộc địa giới hành chính 04 xã: Thiệu Giang, Thiệu Quang, Thiệu Thịnh và Thiệu Hợp, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Ranh giới cụ thể như sau:

- Phía Bắc: giáp đường Hoằng Kim - Thiệu Long;

- Phía Nam: giáp đường Bắc sông Chu;

- Phía Đông: giáp đất nông nghiệp, khu dân cư Thiệu Quang và đê sông Mã;

- Phía Tây: giáp đường cao tốc Bắc Nam (Mai Sơn - Quốc lộ 45).

3.2. Quy mô:

+ Diện tích lập quy hoạch khoảng: 300,0ha. (Theo Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá tại Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023; Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2045 đã được UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt tại Quyết định số 5588/QĐ-UBND ngày 30/12/2020)

+ Diện tích khảo sát địa hình 1/2000: 360,0ha.

(Có sơ đồ vị trí, ranh giới nghiên cứu kèm theo)

+ Số lao động dự báo trong KCN khoảng: 18.900 (lao động).

4. TÍNH CHẤT, CHỨC NĂNG

Là KCN đa ngành, ưu tiên các ngành nghề công nghiệp điện tử, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chế biến nông lâm sản, may mặc, da giày, bao bì, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí, luyện kim, vật liệu xây dựng, chế biến và sản xuất các sản phẩm từ gỗ, trang thiết bị thể thao, trường học…

(Theo Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá tại Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023)

5. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG CỦA KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH

5.1. Địa hình, địa mạo:

Khu vực nghiên cứu quy hoạch có địa hình tương đối bằng phằng, hướng dốc từ Đông qua Tây và từ Bắc xuống Nam; chủ yếu là khu vực đất nông nghiệp của nhân dân trong khu vực.

Hàng năm lượng phù xa của sông Mã và sông Chu tạo ra những vùng đất bãi ngoài đê tương đối lớn và màu mỡ là điều kiện để phát triển các loại cây công nghiệp và rau màu. Địa hình thuộc dạng đồng bằng do chênh lệch cao của các vùng canh tác không lớn khoảng 0,4-0,5m, thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh tập trung có diện tích tương đối lớn. nhất là lúa và các loại cây thực phẩm.

Vùng tả ngạn sông Chu địa hình thấp hơn so với huyện Yên Định. Một số xã có địa hình lòng chảo (Thiệu Duy, Thiệu Giang, Thiệu Hợp và Thiệu Thịnh…) mưa lớn tập trung thường bị ngập úng cục bộ. Một số xã giáp Triệu Sơn: Thiệu Toán, Thiệu Chính, Thiệu Hoà, Minh Tâm, Thiệu Viên...việc tiêu thoát nước cũng gặp khó khăn, do hệ thống tiêu “Đông, Thiệu, Thành” và Sông Dừa chưa được đầu tư cải tạo căn bản.

(Nguồn: Điều tra trực tiếp và phỏng vấn nhân dân)

5.2. Thời tiết, Khí hậu:

Thiệu Hóa nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hóa. Theo tài liệu của trạm dự báo khí tượng thủy văn Thanh Hóa, khí hậu thủy văn ở Thiệu Hóa như sau:

Chế độ nhiệt, độ ẩm: Tổng nhiệt độ trung bình năm từ 8 500 – 8 600 0C, phân bố trong vụ mùa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 60%; biên độ năm 11-120C, biên độ nhiệt độ ngày dao động 6-70C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối chưa dưới 20C. Nhiệt độ cao tuyệt đối chưa quá 41,50 C. Có 4 tháng nhiệt độ trung bình < 200C (từ tháng 12- tháng 3 năm sau) và có 5 tháng nhiệt độ trung bình >250C (từ tháng 5- tháng 9).

Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình 2.000 mm/năm, cao nhất 2.500 mm/năm, số ngày mưa 135 ngày/năm, tập trung vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9.

Chế độ bão: Hàng năm từ tháng 5-10 vùng ven biển của huyện phải hứng chịu 5 - 6 cơn bão, với sức gió có khi lên tới cấp 11; 12 và giật trên cấp 12.

Chế độ gió: Hàng năm, Thiệu Hóa thường chịu ảnh hưởng của 3 luồng gió chính. Gió mùa Đông Bắc thổi từ Trung Quốc và vịnh Bắc Bộ trong thời gian từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau. Gió mùa Tây Nam thổi từ vịnh Bengan tràn qua lục địa luồn qua các dãy núi phía Tây, đặc biệt là dãy núi Trường Sơn thổi qua. Từ tháng 6 đến tháng 7 trung bình mỗi năm có 18 đến 20 ngày gió mùa Tây Nam rất khô và nóng, nhân dân thường gọi là “gió Lào

5.3. Địa chất thủy văn, địa chất công trình.

- Địa chất công trình:

Tổng thể khu vực lập quy hoạch hiện chưa được khoan thăm dò địa chất công trình cho toàn khu vực, tuy nhiên qua tham khảo từ các lỗ khoan địa chất phục vụ xây dựng công trình và các dự án cho thấy, cường độ chịu nén của đất tự nhiên đạt ≥ 1 kg/cm2. Nhìn chung ít có sự biến đổi kiến tạo ở vùng này.

(Nguồn: từ các tài liệu thiết kế kỹ thuật công trình riêng lẻ trong khu vực)

- Địa chất thuỷ văn:

Huyện Thiệu Hóa nằm trong vùng thủy văn Sông Mã, sông Chu. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 10 và có thể muộn hơn tùy từng năm; là vùng mưa lớn, lượng mưa trung bình hàng năm (1.500 - 1.900) mm/năm. Ngoài ra huyện có hệ thống sông ngòi phong phú, có các hệ thống sông nhỏ như sông Mậu Khê, Cầu Chày, Nhà Lê….

Hệ thống kênh mương phục vụ tưới cho vùng Thiệu Hóa gồm: kênh B9, B10, B6/9, B12/9, kênh N3-TH, kênh N5-TH. Toàn huyện đã đầu tư kiên cố hóa kênh mương, cứng hóa gần 300km kênh mương đưa tổng số lên 340 km kênh mương được cứng hóa bằng 65% tổng số.

Trên địa bàn có 02 hệ thống sông chính chảy qua:

- Sông Chu: Nguồn nước sông Chu đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực. Hệ thống Bái Thượng lấy nước trên sông Chu phục vụ tưới cho hơn 45.000ha đất canh tác, hơn 1m3/s cho các khu công nghiệp và nước sinh hoạt trong khu vực.

- Sông Cầu Chày dài 87km, khởi nguồn từ núi Đàn thuộc huyệnNgọc Lặc, chảy qua các huyệnLang Chánh,Thọ Xuân, Yên Định vàThiệu Hóarồi hợp vớisông Mãở hạ lưu. Nước sông Cầu Chày rất đục và cạn.

Nhận xét chung:

- Các con sông Chu, sông Mã của huyện là nơi cung cấp đủ nhu cầu nước tưới quanh năm cho sản xuất nông nghiệp toàn vùng. Trong huyện có một hệ thống sông lạch nước lợ chằng chịt tạo thuận lợi để hình thành và phát triển giao thông thủy, và nghề đánh cá ven sông, nuôi trồng thủy sản nước lợ.

- Nguồn nước mặt, nước ngầm của Thiệu Hóa khá dồi dào và phong phú. Đặc biệt nguồn nước mặt chất lượng chưa bị ô nhiễm. Với nhu cầu hiện tại và trong những năm tới nguồn nước vẫn đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và sinh hoạt. Cần quản lý tốt việc sử dụng các loại hóa chất, chất thải công nghiệp và sinh hoạt của dân cư để giữ gìn nguồn nước được trong sạch.

(Nguồn: Điều tra trực tiếp và phỏng vấn nhân dân)

5.4. Hiện trạng kiến trúc cảnh quan:

Nằm ở khu vực đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa, huyện Thiệu Hóa có diện tích khoảng 160,0km2, phía Bắc tiếp giáp với huyện Yên Định, phía Nam giáp với huyện Đông Sơn, phía Tây giáp với hai huyện Triệu Sơn và Thọ Xuân, phía Đông giáp huyện Hoằng Hóa và thành phố Thanh Hóa.

Đồng bằng Thiệu Hóa được cấu tạo bởi phù sa hiện đại trải trên một bề rộng nghiêng dần về phía Đông Nam, có các rìa phía Bắc là các dải đất cao từ 8m-15m được cấu tạo bằng phù sa cổ.

Hiện trạng khu vực lập quy hoạch chủ yếu là không gian sản xuất nông nghiệp, một số hộ nằm dải rác trên tuyến đường liên xã, nhà được xây dựng tương đối kiên cố, ngoài ra còn có cửa hàng xăng dầu Thiệu Quang. Khu vực tiếp giáp các tuyến giao thông đối ngoại quan trọng: phía Bắc giáp đường Hoằng Kim - Thiệu Long; Phía Nam giáp đường Bắc sông Chu; Phía Tây giáp đường cao tốc Mai Sơn do đó tương đối thuận lợi trong việc giao thương, đối ngoại.

5.5 Hiện trạng sử dụng đất:

Tổng diện tích dự kiên lập quy hoạch khoảng 330,0ha (Thiệu Giang 4,98ha; , Thiệu Quang 158,41ha; Thiệu Thịnh 93,43ha; Thiệu Hợp 43,38ha), với thành phần đất đai cụ thể như sau:

STT

Loại đất

Kí kiệu

Diện tích (m2)

Tỷ lệ(%)

1

Đất nông nghiệp

LUC

2.652.400,0

88,4

2

Đất mặt nước (ao, hồ, kênh, mương…)

MN

98.703,0

3,3

3

Đất dân cư hiện trạng

DCHT

10.775,0

0,4

4

Đất bãi rác

BR

5.650,0

0,2

5

Cây xăng Thiệu Quang

TM

4.105,0

0,1

6

Đất nghĩa địa

59.192,0

2,0

7

Đất trang trại (trồng cây, nuôi cá…)

142.800,0

4,8

8

Bờ thửa, đường đất

8.125,0

0,3

9

Đường bê tông

3.250,0

0,1

10

Đường nhựa (Đường tỉnh 516C)

15.000,0

0,5

Tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch

3.000.000,0

100,0

- Đất nông nghiệp: khu vực chủ yếu là đất nông nghiệp với 256,2ha (88,4%)

- Đất thương mại: cây xăng dầu Thiệu Quang nằm phía Bắc tuyến Đường tỉnh 516C, mặt đường từ 11,0-12,0m hiện là đường cấp VI, mặt đường láng nhựa.

- Đất dân cư hiện trạng: tập trung chủ yếu hai bên tuyến Đường tỉnh 516C.

- Đất bãi rác: là nơi tập kết rác tạm thời của nhân dân trong khu vực, theo QHV huyện Thiệu Hoá, bãi rác mới sẽ bố trí ra ngoài ranh giới KCN phía Nam khu đất tại nút giao TPTH-Định Công và tuyến đường Bắc sông Chu.

- Đất trang trại: một số hộ đang thuê đất của xã làm trang trại trồng cây, nuôi cá, trong phương án quy hoạch dự kiến di chuyển, bố trí ra phía ngoài KCN.

- Kênh, mương, mặt nước: khu vực lập quy hoạch không có sông đi qua, nhưng có hệ thống kênh, mương tưới tiêu tương đối dày đặc, trong phương án quy hoạch cần xem xét việc hoàn trả kênh mương khi bố trí KCN.

- Đất nghĩa địa: có nghĩa địa Thái Ngân khoảng 5,9ha.

5.6. Hiện trạng dân số:

Trong khu vực nghiên cứu lập quy hoạch có khoảng 40 hộ thuộc xã Thiệu Quang (trong đấy có 03 hộ đã xây nhà, còn lại 17 hộ chưa xây) và khoảng 10 hộ thuộc xã Thiệu Giang nằm hai bên đường tỉnh 516C. Do đó, về số lượng nhà theo thống kê thì nhiều, còn số lượng dân cư đã ở và sống thực tế chỉ khoảng 52 người sinh sống trong phạm vi lập quy hoạch, nhà ở khá kiên cố, mật độ xây dựng tương đối thấp chủ yếu bám dọc tuyến đường hiện trạng.

5.7. Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật:

5.7.1. Giao thông: trong khu đất lập quy hoạch hiện có tuyến đường nhựa Hoằng Kim - Thiệu Long (Đường tỉnh 516C), mặt đường từ 11,0-12,0m hiện là đường cấp VI, mặt đường láng nhựa, còn lại chủ yếu là đường giao thông thôn xóm, đường nội khu, nội đồng, một số tuyến đường đã bê tông hóa.

5.7.2. Cấp điện: Hiện tại trong khu vực nghiên cứu quy hoạch đang sử dụng nguồn điện lấy từ trạm biến áp TBA 220kV Thanh Hóa (Ba Chè): 2x250MVA.

5.7.3. Cấp nước: Hiện nay dân cư trong khu vực và vùng lân cận đã dùng nước sạch và dùng nước giếng khơi, giếng khoan mạch nông từ 6-10m. Chất lượng nước giếng ở khu vực này cơ bản đảm bảo cho các nhu cầu sử dụng trước mắt, trữ lượng không ổn định theo mùa. Nguồn từ Nhà máy nước sạch Vạn Hà đã đưa vào khai thác sử dụng năm 2003 công suất 760 m3/ngày (khai thác nguồn nước ngầm) trong những năm tới cũng cố, cải tạo đưa công suất lên 1.500 m3/ngày.

Sông Chu: Nguồn nước sông Chu đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực. Hệ thống Bái Thượng lấy nước trên sông Chu phục vụ tưới cho hơn 45.000ha đất canh tác, hơn 1m3/s cho các khu công nghiệp và nước sinh hoạt trong khu vực.

Hệ thống đê điều:

Khu vực lập quy hoạch có 06 tuyến đê sông: đê tả sông Chu, đê hữu sông Chu, đê hữu sông Mã, đê hữu sông Cầu Chày, đê tả sông Dừa, đê hữu sông Dừa.

+ Đê tả sông Chu: dài khoảng 22,5km (Thiệu Hợp - Thiệu Ngọc), đê cấp II; cao trình đê hiện tại từ +11,56m đến +12,09m, đảm bảo cao trình chống lũ theo thiết kế; mặt đê hiện tại rộng từ 5-6m, chưa đảm bảo chiều rộng theo mặt đê thiết kế (chiều rộng mặt đê thiết kế từ 6-12m).

+ Đê hữu sông Chu: dài khoảng 22,0km, đê cấp I; cao trình đê hiện tại từ +11,38m đến +12,18m, đảm bảo cao trình chống lũ theo thiết kế; mặt đê hiện tại rộng từ 5-6m, chưa đảm bảo chiều rộng theo mặt đê thiết kế (chiều rộng mặt đê thiết kế từ 6-12m).

+ Đê hữu sông Mã: dài khoảng 8,8km, đê cấp II; cao trình đê hiện tại từ +11,38m đến +12,18m, đảm bảo cao trình chống lũ theo thiết kế; mặt đê hiện tại rộng từ 5-6m, chưa đảm bảo chiều rộng theo mặt đê thiết kế (chiều rộng mặt đê thiết kế từ 6-12m).

+ Đê hữu sông Cầu Chày (đê sông con): dài khoảng 17,4km, đê cấp IV.

+ Đê sông Dừa: gồm đê tả dài khoảng 7,8km, đê hữu dài khoảng 6,5km; đê cấp V. Hiện nay toàn tuyến đê chưa có đủ cao trình chống tràn, chưa có kè bảo vệ.

5.7.4. Hệ thống thoát nước: Các khu vực dân cư chưa có hệ thống thoát nước mưa, nước mưa chủ yếu thoát theo địa hình tự nhiên theo các mương, rãnh, đường trong khu dân cư, thoát vào các khu vực ruộng trũng, ao, hồ, kênh mương thủy lợi hiện có.

Huyện Thiệu Hóa thuộc các vùng tiêu đồng bằng, địa hình khá bằng phẳng, lại chịu tác động của mực nước ngoài sông nên đã hình thành các hệ thống kênh
tiêu, cống tiêu và trạm bơm tiêu động lực. Căn cứ nội dung Quy hoạch tổng thể thủy lợi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, toàn huyện Thiệu Hóa được chia làm 03 vùng tiêu, cụ thể như sau

a) Vùng tiêu 1: Nam sông Mã - Bắc sông Chu

Bao gồm toàn bộ khu vực phía Bắc sông Chu, diện tích khoảng 8000ha. Tiêu nước qua sông Mạo Khê, truyền tải nước đổ ra sông Chu gần ngã ba sông Mã - sông Chu qua cống 1 cửa và 10 cửa (cống Chấn Long). Sông Mạo Khê bị ách tắc nhiều đoạn, hiệu quả tiêu thoát không cao nên đã xây dựng trạm bơm Thiệu Duy, Thiệu Thịnh tiêu nước thẳng ra sông Chu.

Các trục tiêu chính của vùng bao gồm:

+ Kênh tiêu trạm bơm Thiệu Thịnh: dài gần 7,5km; Qtiêu = 10m3/s; hiện kênh bị bồi lắng và sạt lở nhiều đoạn. Trạm bơm Thiệu Thịnh có thông số máy 10x3700m3/h.

+ Kênh tiêu trạm bơm Thiệu Duy: dài 8km; Qtiêu = 10m3/s; hiện hoạt động tốt. Trạm bơm Thiệu Duy có thông số máy 10x3700m3/h.

+ Sông Mạo Khê: truyền tải nước kém do các đập ngăn nuôi cá dọc tuyến, bèo, rác; cống tiêu 10 cửa quy mô còn bé, chưa đảm bảo yêu cầu tiêu.

b) Vùng tiêu 2: Vùng tiêu sông Hoàng

Bao gồm các xã khu vực phía Tây Nam huyện: Thiệu Toán, Thiệu Chính, Thiệu Hòa, Minh Tâm, Thiệu Viên, diện tích khoảng 3080ha. Tiêu qua sông Dừa và hệ thống kênh tiêu nhánh đổ về sông Hoàng, sông Dừa bao gồm: kênh Toán - Tâm, kênh Minh - Tâm, kênh Nỗ Đu, kênh Xuân Khánh - Thiệu Toán, kênh Nổ Đào 1-2, kênh Toàn Thắng 1-2, kênh Thiệu Hòa, kênh Minh Chính. Hiện tại, sông và các kênh tiêu này bị sạt lở, lòng dẫn bị bồi lắng, lấn chiếm, gây cản trở và ách tắc trong tiêu thoát.

Các công trình tiêu động lực của vùng: trạm bơm Thiệu Hòa (máy 6x2500m3/h), trạm bơm Thái Ninh (Minh Tâm, máy 2x1000m3/h). Các trạm này đều hoạt động bình thường.

c) Vùng tiêu 3: Vùng tiêu Quảng Châu

Bao gồm các xã khu vực phía Đông Nam huyện: Thiệu Lý, Thiệu Trung, Nam thị trấn (Thiệu Đô cũ), Tân Châu, Thiệu Vận, Thiệu Giao, diện tích khoảng 2556ha. Các kênh trục tiêu chính của vùng gồm:

+ Hệ thống kênh tiêu Đô Cương: tiêu nước cho khu vực các xã Thiệu Vận, Nam thị trấn, Tân Châu, Thiệu Giao; chảy vào sông Thọ Hạc tại ngã ba cầu Lồ.

+ Sông Nhà Lê: tiêu nước cho khu vực các xã Thiệu Lý, Thiệu Trung; chảy vào sông Vinh tại ngã ba Nấp.

+ Hệ thống kênh Khánh Vân: gồm kênh Văn Tập, Khánh Vân, Tân Khánh; tiêu cho khu vực xã Tân Châu.

Hệ thống trục tiêu của vùng bị bồi lắng, mặt cắt kênh nhỏ, chiều rộng bị lấn chiếm, gây ách tắc, cản trở dòng chảy tại nhiều điểm. Dự án tiêu úng Đông Sơn hiện đang thực hiện nạo vét, gia cố, giải phóng các hộ lấn chiếm bờ các trục tiêu của vùng.

5.7.5. Hệ thống thoát nước thải, vệ sinh môi trường: Hiện nay trong khu vực chưa có trạm xử lý nước thải. Hệ thống thoát nước thải thoát chung cùng hệ thống nước mưa. Phần lớn là dân cư sản xuất nông nghiệp việc xử lý, thu gom chất thải, rác thải còn chưa triệt để và thực hiện thường xuyên theo quy định.

- Về hiện trạng thu gom, xử lý CTR

Toàn huyện có 119 bãi chứa và chôn lấp. Tổng lượng rác thải: 54,8 tấn/ ngđ.

Tỷ lệ thu gom CTR toàn huyện đạt 85%;

Xử lý bằng phương pháp chôn lấp:

- Về hiện trạng nghĩa trang:

Phần lớn các nghĩa trang trên địa bàn đã có từ trước và tồn tại tới nay nên các phần mộ được xây dựng tự phát, tự ý không theo quy định vì vậy hầu hết tình trạng các phần một nằm lộn xộn, không theo quy hoạch hàng lối, không đồng nhất về kích cỡ, về hướng.

Hầu hết các nghĩa trang trên địa bàn huyện không có mặt bằng quy hoạch chi tiết, không có ranh giới phân định rõ đất nghĩa trang và đất nông nghiệp, không có nhà tiếp linh, không có hệ thống thoát nước, mặt bằng nghĩa trang không đồng nhất do việc đào đắp khi táng, không có đường nội bộ trong nghĩa trang, để cỏ mọc cao, việc chăn thả trâu bò diễn ra trong hầu hết các nghĩa trang. Nhiều nghĩa trang nằm sát khu dân cư, gần nguồn nước sinh hoạt của dân đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của nhân dân.

Việc quản lý, sử dụng nghĩa trang ở nhiều thôn, xã còn nhiều bất cập, xảy ra tình trạng chiếm đất xây dựng tường rào bảo vệ để dành đất cho người sống hoặc chờ cải táng, gây lãng phí lớn tới quỹ đất nghĩa trang và mất cảnh quan của toàn nghĩa trang.

Trong khu vực quy hoạch có nghĩa địa Thái Ngân thuộc xã Thiệu Thịnh cần được xem xét, bố trí tái định cư trong bước lập quy hoạch.

6. SƠ BỘ XÁC ĐỊNH NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT VÀ YÊU CẦU VỀ VIỆC CỤ THỂ HOÁ QUY HOẠCH TỈNH, QUY HOẠCH CHUNG ĐÃ ĐƯỢC DUYỆT.

- Tuân thủ Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023 (Tại phụ lục XI, Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh đến năm 2030 có diện tích 300ha). Rà soát sự phù hợp giữa các cấp quy hoạch bao gồm: Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch vùng huyện Thiệu Hoá, Quy hoạch chung các xã trong phạm vi lập quy hoạch, để đảm bảo tính thống nhất, tránh chồng lấn và đề xuất thay đổi cho phù hợp trong lần quy hoạch này;

- Khu vực chưa có hạ tầng, chủ yếu là các tuyến giao thông theo quy hoạch. Do đó khi lập quy hoạch Khu công nghiệp cần cân nhắc việc đầu tư, kết nối với các dự án xung quanh (nếu có), cần đánh giá đúng về địa hình (khu vực có địa hình tương đối thấp, chủ yếu là đất nông nghiệp) do đó cần chọn giải pháp quy hoạch phù hợp với tính chất, chức năng được duyệt giảm thiểu chi phí đầu tư, tăng hiệu quả khai thác khu đất, tránh gây ngập úng khu vực dân cư xung quanh khi dự án hình thành;

- Việc GPMB được đánh giá là dễ thực hiện do các hộ nằm tương đối rải rác, số lượng không lớn, tuy nhiên việc thay đổi nơi ở mới do thói quen sống và sinh hoạt, đồng thời chuyển đổi nghề nghiệp và bố trí việc làm cho các hộ bị ảnh hưởng cần được tính toán cụ thể, tránh làm tăng tổng mức đầu tư khi lập dự án;

- Khu vực có hệ thống kênh, mương tưới tiêu dày đặc, do đó cũng cần nghiên cứu, hoàn trả lại hệ thống kênh, mương khi thực hiện dự án; Ngoài ra, cần tận dụng tối đa trữ lượng nước lớn từ sông Chu và sông Mã;

- Nghĩa địa Thái Ngân với diện tích khoảng 5,9ha, việc di chuyển bố trí tái định cư cần được nghiên cứu trong bước lập quy hoạch.

7. YÊU CẦU VỀ CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUY HOẠCH PHÂN KHU

7.1. Yêu cầu về điều tra khảo sát hiện trạng, thu thập tài liệu, số liệu.

- Bản đồ khảo sát địa hình phục vụ lập quy hoạch được thành lập theo tỷ lệ 1/2.000, hệ tọa độ quốc gia VN 2.000, cao độ nhà nước.

- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế - xã hội; dân số, hiện trạng sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng; cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường khu vực lập quy hoạch. Các số liệu điều tra hiện trạng phải sử dụng số liệu điều tra mới nhất, có hệ thống bảng biểu kèm theo, trích dẫn nguồn số liệu chính thống.

- Rà soát đánh giá các yếu tố liên quan đến khu đất; cập nhật các quy hoạch, dự án đã và đang triển khai có liên quan; khai thác tối đa quỹ đất thuận lợi để phát triển khu công nghiệp.

7.2. Yêu cầu và nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan.

- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, hiện trạng đất xây dựng, dân cư, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật; phân tích các quy định của quy hoạch chung xây dựng có liên quan đến khu vực quy hoạch; đánh giá các dự án, các quy hoạch đã và đang triển khai trong khu vực.

- Xác định quy mô lao động, chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho toàn khu vực quy hoạch; chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo chức năng đặc thù.

- Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất: Xác định các phân khu trong khu vực quy hoạch; xác định chỉ tiêu sử dụng đất về mật độ xây dựng, hệ ssử dụng đất, tầng cao công trình đối với từng lô đất; khoảng lùi công trình đi với các trục đường; vị trí, quy mô các công trình ngầm (nếu có).

- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan: Xác định nguyên tắc, yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đối với từng phân khu, trục đường chính, không gian mở, điểm nhấn.

- Đề xuất Quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch và các định hướng quản lý kiến trúc cảnh quan tổ chức không gian, nghiên cứu thiết kế đô thị theo quy định của Luật Quy hoạch Đô thị.

7.3. Yêu cầu về quy hoạch hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được bố trí đến mạng lưới đường khu vực, bao gồm các nội dung sau:

- Xác định cốt xây dựng đối với từng ô phố;

- Xác định mạng lưới giao thông, mặt cắt, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng; xác định và cụ thể hóa quy hoạch chung về vị trí, quy mô bến, bãi đỗ xe (trên cao, trên mặt đất và ngầm); tuyến giao thông công cộng; hào và tuynel kỹ thuật (nếu có);

- Xác định nhu cầu và nguồn cấp nước; vị trí, quy mô công trình nhà máy, trạm bơm nước; mạng lưới đường ống cấp nước và các thông số kỹ thuật cụ thể;

- Xác định nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp năng lượng (điện, khí đốt); vị trí, quy mô các trạm điện phân phối, trạm khí đốt; mạng lưới đường dây trung thế và hệ thống chiếu sáng;

- Xác định nhu cầu và công trình hạ tầng viễn thông thụ động;

- Xác định tổng lượng nước thải và rác thải; mạng lưới thoát nước; vị trí, quy mô các công trình xử lý nước thải, chất thải và nghĩa trang.

7.4. Đánh giá môi trường chiến lược:

- Xác định các vấn đề môi trường chính tại khu vực lập quy hoạch;

- Đánh giá diễn biến môi trường trong quá trình lập và thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù;

- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa và thứ tự ưu tiên thực hiện; đề xuất các khu vực cách ly, bảo vệ môi trường cho các khu vực chức năng.

g) Dự kiến dự án ưu tiên đầu tư, sơ bộ nhu cầu vốn và nguồn lực thực hiện.

7.5. Yêu cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về đồ án quy hoạch nhằm đảm bảo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 11 Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ Xây dựng.

- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch có văn bản đề nghị địa phương nơi có quy hoạch phối hợp thực hiện công tác lấy ý kiến.

- Nhận được đề nghị của Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, địa phương nơi có quy hoạch ban hành văn bản thông báo kế hoạch thực hiện.

- Các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị báo cáo nhiệm vụ/đồ án theo kế hoạch (kết quả thể hiện bằng Biên bản hội nghị); thực hiện trưng bày công khai, lấy ý kiến (30 ngày đối với QH đô thị, 40 ngày đối với quy hoạch nông thôn và khu chức năng).

- Sau thời gian trưng bày công khai, địa phương nơi có quy hoạch có Biên bản tổng hợp ý kiến của: cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư; gửi Cơ quan tổ chức lập quy hoạch và đơn vị tư vấn tiếp thu, giải trình, hoàn thiện hồ sơ.

- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch có Báo cáo tổng hợp quá trình thực hiện lấy ý kiến và các nội dung tiếp thu, giải trình (nếu có).

Tổng hợp tất cả các hồ sơ liên quan (các văn bản, Biên bản, phiếu góp ý in đậm nêu trên) để trình thẩm định cùng hồ sơ quy hoạch.

8. ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN CÁC CHỈ TIÊU TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP TỪ CÁC QUY HOẠCH CÓ LIÊN QUAN ĐÃ ĐƯỢC DUYỆT.

8.1. Chỉ tiêu về lao động:

Đây là KCN đa ngành, ưu tiên các ngành nghề công nghiệp điện tử, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chế biến nông lâm sản, may mặc, da giày, bao bì, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí, luyện kim, vật liệu xây dựng, chế biến và sản xuất các sản phẩm từ gỗ, trang thiết bị thể thao, trường học…

Dự báo quy mô lao động khoảng 90 lao động/ha trong Khu công nghiệp.

- Đất có khả năng xây dựng xí nghiệp công nghiệp khoảng 70%, tương ứng: 300ha x 70% = 210ha.

- Lao động dự báo khoảng: 210ha x 90lao động/ha = 18.900lao động.

8.2. Các chỉ tiêu sử dụng đất:

- Mật độ xây dựng gộp toàn khu (brut-tô) tối đa 50%;

- Mật độ xây dựng cho từng lô đất tối đa 70%.

- Chỉ tiêu đất cây xanh ≥10% diện tích toàn khu, khoảng cách ly tối thiểu không được nhỏ hơn 10m;

Chiều cao công trình, mật độ xây dựng:

- Chiều cao công trình: Nhà máy tối đa 3 tầng; Nhà điều hành, dịch vụ tối đa 5 tầng.

- Mật độ xây dựng: Đối với công trình điều hành, dịch vụ tối đa 35%; Đối với công trình nhà máy tối đa 70%.

8.3. Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật:

Loại đất

Tỷ lệ (% diện tích toàn khu)

Giao thông

10

Cây xanh

10

Các khu kỹ thuật

1

CHÚ THÍCH: Đất giao thông và cây xanh trong không bao gồm đất giao thông, cây xanh trong khuôn viên lô đất các cơ sở sản xuất.

- Cấp điện: khu hành chính công cộng - dịch vụ 30W/m2sàn; công nghiệp 120 - 350 kW/ha.

- Cấp nước:

+ Nước công nghiệp: 22 - 40m3/ha.ngđ;

+ Nước công cộng, dịch vụ: ≥ 2 l/m2/ha.ngđ;

+ Nước tưới cây: ≥ 3 l/m2/ha.ngđ;

+ Nước rửa đường: ≥ 0,4 l/m2/ha.ngđ;

+ Nước thất thoát rò rỉ : không vượt quá 15%.

- Thoát nước thải sản xuất và sinh hoạt: ≥ 80% lưu lượng nước cấp.

- Chỉ tiêu chất thải rắn công nghiệp phát sinh: 0,3 tấn/ha/ngđ. Tỷ lệ thu gom, xử lý 100%.

* Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật:

- Cấp điện: ≥330 W/người

- Cấp nước: ≥ 80 l/người/ng.đ; công cộng, dịch vụ ≥10%.

- Thoát nước thải sinh hoạt: ≥ 80% lưu lượng nước cấp.

- Chỉ tiêu lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh : ≥ 0,9 kg/người/ngđ.

- Rác thải: Tỷ lệ thu gom, xử lý 100%.

(Các chỉ tiêu còn lại lấy theo Quy chuẩn QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng).

9. HỒ SƠ SẢN PHẨM

9.1. Hồ sơ khảo sát địa hình: Hồ sơ khảo sát địa hình tỷ lệ 1/2.000 được lập cho diện tích khoảng 360,0ha; yêu cầu thực hiện theo quy định tại Luật đo đạc bản đồ số 27/2018/QH14 của Quốc hội; hồ sơ khảo sát địa hình phải được thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm theo quy định tại Thông tư số 24/2018/TT-BTNMT ngày 15/11/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

9.2. Thuyết minh, bản vẽ quy hoạch và các văn bản dự thảo:

- Thuyết minh và bản vẽ: Nội dung theo quy định tại Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022;

- Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch: Nội dung theo quy định tại Điều 35 Luật Quy hoạch đô thị và phải có các bản vẽ thu nhỏ kèm theo.

- Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch. Phụ lục kèm theo thuyết minh (các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính toán). Phụ lục đính kèm văn bản pháp lý liên quan.

9.3. Yêu cầu về hồ sơ:

- Thuyết minh tổng hợp đồ án quy hoạch chi tiết phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan;

- Bản đồ dùng cho báo cáo thẩm định, phê duyệt, in màu tỉ lệ 1/500;

- Số lượng tài liệu dùng cho báo cáo thẩm định tùy thuộc theo yêu cầu của cơ quan thẩm định.

- Hồ sơ hoàn thiện, lưu trữ lập thành 07 bộ in màu theo tỷ lệ kèm theo thiết bị lưu trữ (đĩa CD hoặc USB) sao lưu toàn bộ nội dung bản vẽ và các văn bản liên quan.

10. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

10.1. Thời gian lập quy hoạch, thẩm định và phê duyệt đồ án: Không quá 06 tháng kể từ ngày phê duyệt dự toán.

10.2. Phân công tổ chức thực hiện

- Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh Thanh Hóa

- Cơ quan thẩm định: Sở Xây dựng Thanh Hóa;

- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN.

- Đơn vị tư vấn: Lựa chọn thông qua đấu thầu theo quy định.

11. KẾT LUẬN

Thuyết minh nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hóa được lập tuân thủ theo quy định của Pháp luật hiện hành. Kính đề nghị UBND tỉnh xem xét, phê duyệt làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo.

Tổng hợp thuyết minh




[1] Phạm vi lập QHC đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa và toàn bộ địa giới huyện Đông Sơn.
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT