Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
173853

Kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2023 và tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng

Đăng lúc: 09/03/2023 (GMT+7)
100%

Tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2023 và tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm



UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

XÃ THIỆU THỊNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 92 /KH - UBND Thiệu Thịnh, ngày 08 tháng 3 năm 2023

KẾ HOẠCH

Tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2023 và tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm


Thực hiện Kế hoạch số 61/KH-UBND, ngày 03/3/2023 của UBND huyện Thiệu Hoá về kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2023 và tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Thiệu Hóa.

Để chủ động ngăn chặn, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đảm bảo an toàn cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững. UBND xã Thiệu Thịnh xây dựng kế hoạch tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2023 và tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn xã với các nội dung sau:

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TIÊM PHÒNG NĂM 2022.

Năm 2022 là năm ngành chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn, giá cả các loại gia súc, gia cầm giảm mạnh làm ảnh hưởng đến việc phát triển đàn gia súc, gia cầm và kết quả tiêm phòng gia súc, gia cầm năm 2022, cụ thể như sau:

- Đàn chó tiêm đạt: 92% tổng đàn.

- Đàn trâu, bò tiêm đạt: 76% trong diện phải tiêm.

- Đàn lợn tiêm đạt : 83 % trong diện phải tiêm.

- Đàn gia cầm tiêm đạt 32% trong diện phải tiêm

Như vậy công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm năm 2022 kết quả đạt tương đối nhưng chưa đạt cao so với kế hoạch, riêng gia cầm đạt thấp là do chăn nuôi gia cầm trên địa bàn xã chủ yếu là nhỏ lẻ.

II. KẾ HOẠCH TIÊM PHÒNG GIA SÚC, GIA CẦM ĐỢT 1.

1. Đối tượng tiêm, các bệnh bắt buộc tiêm phòng
1.1. Bắt buộc tiêm phòng:

- Đối với đang trâu, bò: Tiêm phòng vắc xin Viêm da nổi cục (VDNC), bệnh lở mồm long móng (LMLM) cho đàn trâu bò và tiêm vắc xin phòng bệnh Tụ huyết trùng (THT) cho trâu, bò.

- Đối với lợn: Tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn (DTL), tụ huyết trùng (THT), đóng dấu.

- Đối với đàn chó, mèo: Tổ chức tiêm phòng vắc xin Dại cho toàn bộ đàn chó, mèo thuộc diện tiêm phòng.
- Đối với gia cầm: Tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm cho toàn bộ đàn gia cầm.

1.2. Khuyến khích tiêm:

Để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, khuyến khích người chăn nuôi tiêm một số vắc xin:

- Đối với đàn lợn tiêm phòng thêm các loại vắc xin LMLM, Lepto, E.coli, Phó thương hàn, tai xanh.

- Đối với gia cầm: Tiêm phòng vắc xin: Newcasile, Tụ huyết trùng, Dịch tả vịt.

2. T lệ tiêm phòng:

- Đối với trâu, bò phải đạt t lệ 95% diện tiêm phòng trở lên.

- Đối với lợn phải đạt t lệ 100% diện tiêm phòng.

- Đối với gia cầm phải đạt t lệ 100% diện tiêm phòng.

- Đối với đàn chó tiêm phòng dại phải đạt 100%

* Chỉ tiêu giao cho các thôn trong diện phải tiêm đợt 1 năm 2023, cụ thể như sau:

Thôn

Trâu, bò (con)

Lợn (con)

Chó (con)

Gia cầm (con)

Đương Phong

28

6

94

1000

Thống Nhất

62

18

96

1500

Quyết Thắng

114

21

90

1500

Tổng

204

45

280

4000

3. Phí tiêm phòng: Thu trực tiếp từ người chăn nuôi theo hướng dẫn của Trung tâm DVNN huyện.

- Đối với trâu, bò tiêm vácxin tụ huyết trùng và long mồm, lỡ móng tuýp O mức thu là: 45.000đ/liều, Viêm da nổi cục 42.000đ/liều

- Đối với lợn tiêm vác xin dịch tả, tụ dấu 15.000 đ/liều.

- Đối với đàn chó tiêm vácxin phòng dại là: 22.000 đ/liều.

- Đối với đàn gia cầm tiêm vácxin phòng cúm là: 800đ/liều.

UBND xã giao cho các trưởng thôn trực tiếp thu và thanh toán trực tiếp với Cán bộ thú y xã và kế toán ngân sách xã.

4. Thời gian tiêm phòng:

- Từ ngày 13/3/2023 đến ngày 15/3/2023 tiêm phòng vắc xin VDNC cho đàn trâu, bò và tiêm phòng dại cho đàn chó.

- Từ ngày 16/3/2023 đến ngày 22/3/2023 tiêm phòng vác xin cúm gia cầm và vắc xin Dịch tả, Tụ dấu cho đàn lợn.

- Từ ngày 25/3/2023 đến ngày 27/3/2023 tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng, LMLM cho đàn trâu bò.

III. THÁNG VỆ SINH TIÊU ĐỘC KHỬ TRÙNG.

1. Thời gian thực hiện: Từ ngày 08/3/2023 đến ngày 07/4/2023.

2. Nội dung thực hiện.

- Phát động toàn dân thực hiện vệ sinh cơ giới chuồng trại, khu vực chăn nuôi, khu buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm, đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, vùng có nguy cơ dịch bệnh cao, nhằm hạn chế triệt để nguồn gây bệnh. Vận động người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, tu sửa chuồng trại đảm bảo vệ sinh thú y; chăm sóc nuôi dưỡng tốt để nâng sức đề kháng với bệnh cho vật nuôi

- Tổ chức phun hoá chất trên địa bàn theo các nội dung sau:

+ Tất cả các khu vực khi tiến hành làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng phải thực hiện theo hai bước: Dọn vệ sinh cơ giới trước (phát quang cây cối, bụi dậm, quét dọn thu gom phân, rác thải, chất độn chuồng để chôn, đốt…) sau đó tiến hành phun tiêu độc khử trùng bằng hoá chất.

+ Đối với cơ sở chăn nuôi, giết mổ, phải tự lo vật tư, kinh phí; tổ chức lực lượng làm vệ sinh tiêu độc khử trùng theo sự giám sát, hướng dẫn của thú y xã.

+ Đối với chăn nuôi hộ gia đình, chợ buôn bán gia súc, gia cầm, nơi công
cộng, đường làng, ngõ xóm; UBND các xã chịu trách nhiệm phun hóa chất
tiêu độc khử trùng (mỗi tuần phun hóa chất 01 lần

+ Cán bộ thú y xã tiếp nhận đầy đủ các loại vật tư hóa chất và tổ chức phun tiêu độc khử trùng đúng lịch. Tổ chức các đội phun hóa chất để thực hiện phun đúng hướng dẫn của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp.

Các thôn tổ chức dọn vệ sinh cơ giới trước khi phun hoá chất tiêu độc theo kế hoạch.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Đối với các thôn: Trên cơ sở kế hoạch của UBND xã, các thôn có trách nhiệm thực hiện tốt các nội dung sau:

- Tổ chức thực hiện tốt công tác chuẩn bị để tiêm phòng triệt để cho gia súc, gia cầm và đàn chó trong địa bàn của thôn.

- Thống kê, lập danh sách chính xác tổng đàn gia súc, gia cầm, đàn chó để có kế hoạch làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thông báo kế hoạch tiêm phòng để người chăn nuôi đưa gia súc (trâu, bò, bê, nghé) đến vị trí đã quy định của thôn để tiêm phòng. Lợn, chó và gia cầm các gia đình phải bố trí người ở nhà để cán bộ thú y vào tiêm phòng.

2. Công chức Địa chính – NN: Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tiến độ tiêm phòng, tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng; đôn đốc các thôn thực hiện đúng kế hoạch, tổng hợp tình hình báo cáo về UBND xã, tham mưu các biện pháp chỉ đạo.

3. Đối với cán bộ thú y: Chuẩn bị tốt vật tư kỹ thuật, lao động để chỉ đạo thực hiện đợt tiêm phòng và phun hoá chất tiêu độc khử trùng đạt hiệu quả cao tuyệt đối an toàn, thường xuyên theo dõi diễn biến sức khoẻ của đàn gia súc, gia cầm sau tiêm phòng để có các biện pháp xử lý kịp thời các sự cố xảy ra. Thường xuyên báo cáo tiến độ về UBND xã để có các chỉ đạo tiếp theo.

4. Đài truyền thanh: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người chăn nuôi nhận thức được nghĩa vụ và lợi ích của công tác tiêm phòng để tự giác tham gia tiêm phòng.

5. Các ban ngành liên quan: Công an, Văn hoá và các đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn của xã. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của ngành mình phối hợp với BCĐ tiêm phòng xuống cơ sở để tuyên truyền, chỉ đạo thực hiện tốt đợt tiêm phòng này.

Tiêm phòng gia súc, gia cầm là một biện pháp kỹ thuật quan trọng để đảm bảo an toàn dịch bệnh, phát triển chăn nuôi và bảo vệ sức khoẻ con người, đồng thời là quy định bắt buộc theo Pháp lệnh thú y. Đơn vị nào tổ chức tiêm phòng không đảm bảo tỷ lệ để dịch bệnh phát sinh thì phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND xã.

Trong quá trình thực hiện có gì khó khăn, vướng mắc các đơn vị phản ánh về UBND xã để kịp thời giải quyết.

Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH

TV ĐU - TT HĐND xã (Để B/c) PHÓ CHỦ TỊCH - Các thôn (Để T/h)

- BCĐ Tiêm phòng (Để T/h)

- ĐTT xã (Để T/b)

- Lưu VPUB, ĐCNN

Lê Hữu Hoàn

Kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2023 và tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng

Đăng lúc: 09/03/2023 (GMT+7)
100%

Tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2023 và tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm



UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

XÃ THIỆU THỊNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 92 /KH - UBND Thiệu Thịnh, ngày 08 tháng 3 năm 2023

KẾ HOẠCH

Tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2023 và tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm


Thực hiện Kế hoạch số 61/KH-UBND, ngày 03/3/2023 của UBND huyện Thiệu Hoá về kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2023 và tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Thiệu Hóa.

Để chủ động ngăn chặn, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đảm bảo an toàn cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững. UBND xã Thiệu Thịnh xây dựng kế hoạch tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2023 và tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn xã với các nội dung sau:

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TIÊM PHÒNG NĂM 2022.

Năm 2022 là năm ngành chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn, giá cả các loại gia súc, gia cầm giảm mạnh làm ảnh hưởng đến việc phát triển đàn gia súc, gia cầm và kết quả tiêm phòng gia súc, gia cầm năm 2022, cụ thể như sau:

- Đàn chó tiêm đạt: 92% tổng đàn.

- Đàn trâu, bò tiêm đạt: 76% trong diện phải tiêm.

- Đàn lợn tiêm đạt : 83 % trong diện phải tiêm.

- Đàn gia cầm tiêm đạt 32% trong diện phải tiêm

Như vậy công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm năm 2022 kết quả đạt tương đối nhưng chưa đạt cao so với kế hoạch, riêng gia cầm đạt thấp là do chăn nuôi gia cầm trên địa bàn xã chủ yếu là nhỏ lẻ.

II. KẾ HOẠCH TIÊM PHÒNG GIA SÚC, GIA CẦM ĐỢT 1.

1. Đối tượng tiêm, các bệnh bắt buộc tiêm phòng
1.1. Bắt buộc tiêm phòng:

- Đối với đang trâu, bò: Tiêm phòng vắc xin Viêm da nổi cục (VDNC), bệnh lở mồm long móng (LMLM) cho đàn trâu bò và tiêm vắc xin phòng bệnh Tụ huyết trùng (THT) cho trâu, bò.

- Đối với lợn: Tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn (DTL), tụ huyết trùng (THT), đóng dấu.

- Đối với đàn chó, mèo: Tổ chức tiêm phòng vắc xin Dại cho toàn bộ đàn chó, mèo thuộc diện tiêm phòng.
- Đối với gia cầm: Tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm cho toàn bộ đàn gia cầm.

1.2. Khuyến khích tiêm:

Để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, khuyến khích người chăn nuôi tiêm một số vắc xin:

- Đối với đàn lợn tiêm phòng thêm các loại vắc xin LMLM, Lepto, E.coli, Phó thương hàn, tai xanh.

- Đối với gia cầm: Tiêm phòng vắc xin: Newcasile, Tụ huyết trùng, Dịch tả vịt.

2. T lệ tiêm phòng:

- Đối với trâu, bò phải đạt t lệ 95% diện tiêm phòng trở lên.

- Đối với lợn phải đạt t lệ 100% diện tiêm phòng.

- Đối với gia cầm phải đạt t lệ 100% diện tiêm phòng.

- Đối với đàn chó tiêm phòng dại phải đạt 100%

* Chỉ tiêu giao cho các thôn trong diện phải tiêm đợt 1 năm 2023, cụ thể như sau:

Thôn

Trâu, bò (con)

Lợn (con)

Chó (con)

Gia cầm (con)

Đương Phong

28

6

94

1000

Thống Nhất

62

18

96

1500

Quyết Thắng

114

21

90

1500

Tổng

204

45

280

4000

3. Phí tiêm phòng: Thu trực tiếp từ người chăn nuôi theo hướng dẫn của Trung tâm DVNN huyện.

- Đối với trâu, bò tiêm vácxin tụ huyết trùng và long mồm, lỡ móng tuýp O mức thu là: 45.000đ/liều, Viêm da nổi cục 42.000đ/liều

- Đối với lợn tiêm vác xin dịch tả, tụ dấu 15.000 đ/liều.

- Đối với đàn chó tiêm vácxin phòng dại là: 22.000 đ/liều.

- Đối với đàn gia cầm tiêm vácxin phòng cúm là: 800đ/liều.

UBND xã giao cho các trưởng thôn trực tiếp thu và thanh toán trực tiếp với Cán bộ thú y xã và kế toán ngân sách xã.

4. Thời gian tiêm phòng:

- Từ ngày 13/3/2023 đến ngày 15/3/2023 tiêm phòng vắc xin VDNC cho đàn trâu, bò và tiêm phòng dại cho đàn chó.

- Từ ngày 16/3/2023 đến ngày 22/3/2023 tiêm phòng vác xin cúm gia cầm và vắc xin Dịch tả, Tụ dấu cho đàn lợn.

- Từ ngày 25/3/2023 đến ngày 27/3/2023 tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng, LMLM cho đàn trâu bò.

III. THÁNG VỆ SINH TIÊU ĐỘC KHỬ TRÙNG.

1. Thời gian thực hiện: Từ ngày 08/3/2023 đến ngày 07/4/2023.

2. Nội dung thực hiện.

- Phát động toàn dân thực hiện vệ sinh cơ giới chuồng trại, khu vực chăn nuôi, khu buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm, đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, vùng có nguy cơ dịch bệnh cao, nhằm hạn chế triệt để nguồn gây bệnh. Vận động người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, tu sửa chuồng trại đảm bảo vệ sinh thú y; chăm sóc nuôi dưỡng tốt để nâng sức đề kháng với bệnh cho vật nuôi

- Tổ chức phun hoá chất trên địa bàn theo các nội dung sau:

+ Tất cả các khu vực khi tiến hành làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng phải thực hiện theo hai bước: Dọn vệ sinh cơ giới trước (phát quang cây cối, bụi dậm, quét dọn thu gom phân, rác thải, chất độn chuồng để chôn, đốt…) sau đó tiến hành phun tiêu độc khử trùng bằng hoá chất.

+ Đối với cơ sở chăn nuôi, giết mổ, phải tự lo vật tư, kinh phí; tổ chức lực lượng làm vệ sinh tiêu độc khử trùng theo sự giám sát, hướng dẫn của thú y xã.

+ Đối với chăn nuôi hộ gia đình, chợ buôn bán gia súc, gia cầm, nơi công
cộng, đường làng, ngõ xóm; UBND các xã chịu trách nhiệm phun hóa chất
tiêu độc khử trùng (mỗi tuần phun hóa chất 01 lần

+ Cán bộ thú y xã tiếp nhận đầy đủ các loại vật tư hóa chất và tổ chức phun tiêu độc khử trùng đúng lịch. Tổ chức các đội phun hóa chất để thực hiện phun đúng hướng dẫn của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp.

Các thôn tổ chức dọn vệ sinh cơ giới trước khi phun hoá chất tiêu độc theo kế hoạch.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Đối với các thôn: Trên cơ sở kế hoạch của UBND xã, các thôn có trách nhiệm thực hiện tốt các nội dung sau:

- Tổ chức thực hiện tốt công tác chuẩn bị để tiêm phòng triệt để cho gia súc, gia cầm và đàn chó trong địa bàn của thôn.

- Thống kê, lập danh sách chính xác tổng đàn gia súc, gia cầm, đàn chó để có kế hoạch làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thông báo kế hoạch tiêm phòng để người chăn nuôi đưa gia súc (trâu, bò, bê, nghé) đến vị trí đã quy định của thôn để tiêm phòng. Lợn, chó và gia cầm các gia đình phải bố trí người ở nhà để cán bộ thú y vào tiêm phòng.

2. Công chức Địa chính – NN: Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tiến độ tiêm phòng, tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng; đôn đốc các thôn thực hiện đúng kế hoạch, tổng hợp tình hình báo cáo về UBND xã, tham mưu các biện pháp chỉ đạo.

3. Đối với cán bộ thú y: Chuẩn bị tốt vật tư kỹ thuật, lao động để chỉ đạo thực hiện đợt tiêm phòng và phun hoá chất tiêu độc khử trùng đạt hiệu quả cao tuyệt đối an toàn, thường xuyên theo dõi diễn biến sức khoẻ của đàn gia súc, gia cầm sau tiêm phòng để có các biện pháp xử lý kịp thời các sự cố xảy ra. Thường xuyên báo cáo tiến độ về UBND xã để có các chỉ đạo tiếp theo.

4. Đài truyền thanh: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người chăn nuôi nhận thức được nghĩa vụ và lợi ích của công tác tiêm phòng để tự giác tham gia tiêm phòng.

5. Các ban ngành liên quan: Công an, Văn hoá và các đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn của xã. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của ngành mình phối hợp với BCĐ tiêm phòng xuống cơ sở để tuyên truyền, chỉ đạo thực hiện tốt đợt tiêm phòng này.

Tiêm phòng gia súc, gia cầm là một biện pháp kỹ thuật quan trọng để đảm bảo an toàn dịch bệnh, phát triển chăn nuôi và bảo vệ sức khoẻ con người, đồng thời là quy định bắt buộc theo Pháp lệnh thú y. Đơn vị nào tổ chức tiêm phòng không đảm bảo tỷ lệ để dịch bệnh phát sinh thì phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND xã.

Trong quá trình thực hiện có gì khó khăn, vướng mắc các đơn vị phản ánh về UBND xã để kịp thời giải quyết.

Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH

TV ĐU - TT HĐND xã (Để B/c) PHÓ CHỦ TỊCH - Các thôn (Để T/h)

- BCĐ Tiêm phòng (Để T/h)

- ĐTT xã (Để T/b)

- Lưu VPUB, ĐCNN

Lê Hữu Hoàn

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT