Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
173853

TUYÊN TRUYỀN: CHỦ ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN, AN NINH MẠNG.

Đăng lúc: 01/12/2023 (GMT+7)
100%

TUYÊN TRUYỀN: CHỦ ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN, AN NINH MẠNG.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 giúp mọi ngành nghề, lĩnh vực, người dân đều có thể tiếp cận các hoạt động số hóa với số lượng thiết bị thông minh ngày càng tăng, làn sóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo lan khắp xã hội.

Thế nhưng, trong khi các ứng dụng từ công nghệ mới như 5G, in-tơ-nét kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây… mang lại nhiều cơ hội, sự phát triển đó cũng chứa đầy rủi ro cho an toàn, an ninh mạng với các quốc gia. Ðể tận dụng cơ hội phát triển nhanh của công nghệ số mang lại, thế giới, trong đó Việt Nam cần có chiến lược chuyển đổi số quốc gia giúp xây dựng nền kinh tế số, xã hội số...

Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Nhiều vụ tiến công có chủ đích, nhằm vào những hệ thống trọng yếu quốc gia như: sân bay, ngân hàng… với những hình thức tinh vi như: lừa đảo đánh cắp thông tin; thay đổi nội dung, cài phần mềm độc hại để đánh cắp thông tin từ tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và các loại mã độc tống tiền... đã diễn ra, gây thiệt hại không nhỏ về vật chất, thời gian cho nhiều tổ chức, cá nhân.

Thống kê từ Công ty cổ phần Tập đoàn IEC về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam năm 2018 cho thấy, có 6.567 cuộc tiến công vào các trang web; 60% số hệ thống mạng trong các cơ quan và doanh nghiệp bị nhiễm mã độc mã hóa tống tiền; hơn 15.700 lỗi vi phạm bảo mật trong phần mềm và ứng dụng; hơn 1,6 triệu máy tính bị mất dữ liệu... Ngoài ra, nhận thức của một bộ phận người dùng còn cho rằng, những thiết bị đang sử dụng nếu bị tin tặc tiến công cũng không ảnh hưởng nhiều do không có dữ liệu quan trọng. Tuy nhiên, khi tin tặc chiếm được quyền kiểm soát sẽ có thể tạo thành mạng máy tính "ma" để tiến công, dẫn tới nguy cơ cho hệ thống mạng quốc gia. Nhiều tổ chức doanh nghiệp có thể sẵn sàng chi nhiều tiền cho đầu tư công nghệ, nhưng lại bỏ rất ít kinh phí để xây dựng các phương án bảo mật và bảo vệ dữ liệu khi bị mất. Ngay cả một số đơn vị đã có những phương án về bảo mật, nhưng vẫn gặp những tình huống chưa thể xử lý được, dẫn tới kẻ tiến công có thể vượt qua tường lửa và kiểm soát các máy tính trong mạng, mở rộng khả năng thu thập thông tin và phạm vi tiến công.

Việt Nam đang có những thế mạnh để trở thành cường quốc về an ninh mạng. Ðể làm được điều đó, cần sớm bắt đầu từ việc tạo ra thị trường an toàn, an ninh mạng; các dự án đầu tư công nghệ thông tin bắt buộc phải có hạng mục an toàn, an ninh mạng; phát triển các doanh nghiệp, sản phẩm và nhân lực an toàn, an ninh mạng Việt Nam. Mặt khác, giám sát chặt chẽ an toàn không gian mạng; bảo đảm an toàn mạng cho các cơ quan của chính phủ và các hạ tầng trọng yếu quốc gia, có khả năng phục hồi khi bị tiến công; sớm có giải pháp giải quyết tình trạng các mạng của cơ quan nhà nước bị đột nhập lấy cắp thông tin. Một số chuyên gia an ninh mạng cũng đã chỉ rõ, cần có một trung tâm chia sẻ thông tin an toàn, an ninh mạng của các nước ASEAN được hình thành tại Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác quốc tế về các vấn đề liên quan... Chỉ có như vậy, quá trình chuyển đổi số trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mới có thể bền vững và bứt phá đúng quỹ đạo, giúp Việt Nam có thể trở thành quốc gia mạnh về an toàn, an ninh mạng.

Nguồn ST: CCVH

TUYÊN TRUYỀN: CHỦ ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN, AN NINH MẠNG.

Đăng lúc: 01/12/2023 (GMT+7)
100%

TUYÊN TRUYỀN: CHỦ ĐỘNG BẢO ĐẢM AN TOÀN, AN NINH MẠNG.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 giúp mọi ngành nghề, lĩnh vực, người dân đều có thể tiếp cận các hoạt động số hóa với số lượng thiết bị thông minh ngày càng tăng, làn sóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo lan khắp xã hội.

Thế nhưng, trong khi các ứng dụng từ công nghệ mới như 5G, in-tơ-nét kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây… mang lại nhiều cơ hội, sự phát triển đó cũng chứa đầy rủi ro cho an toàn, an ninh mạng với các quốc gia. Ðể tận dụng cơ hội phát triển nhanh của công nghệ số mang lại, thế giới, trong đó Việt Nam cần có chiến lược chuyển đổi số quốc gia giúp xây dựng nền kinh tế số, xã hội số...

Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Nhiều vụ tiến công có chủ đích, nhằm vào những hệ thống trọng yếu quốc gia như: sân bay, ngân hàng… với những hình thức tinh vi như: lừa đảo đánh cắp thông tin; thay đổi nội dung, cài phần mềm độc hại để đánh cắp thông tin từ tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và các loại mã độc tống tiền... đã diễn ra, gây thiệt hại không nhỏ về vật chất, thời gian cho nhiều tổ chức, cá nhân.

Thống kê từ Công ty cổ phần Tập đoàn IEC về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam năm 2018 cho thấy, có 6.567 cuộc tiến công vào các trang web; 60% số hệ thống mạng trong các cơ quan và doanh nghiệp bị nhiễm mã độc mã hóa tống tiền; hơn 15.700 lỗi vi phạm bảo mật trong phần mềm và ứng dụng; hơn 1,6 triệu máy tính bị mất dữ liệu... Ngoài ra, nhận thức của một bộ phận người dùng còn cho rằng, những thiết bị đang sử dụng nếu bị tin tặc tiến công cũng không ảnh hưởng nhiều do không có dữ liệu quan trọng. Tuy nhiên, khi tin tặc chiếm được quyền kiểm soát sẽ có thể tạo thành mạng máy tính "ma" để tiến công, dẫn tới nguy cơ cho hệ thống mạng quốc gia. Nhiều tổ chức doanh nghiệp có thể sẵn sàng chi nhiều tiền cho đầu tư công nghệ, nhưng lại bỏ rất ít kinh phí để xây dựng các phương án bảo mật và bảo vệ dữ liệu khi bị mất. Ngay cả một số đơn vị đã có những phương án về bảo mật, nhưng vẫn gặp những tình huống chưa thể xử lý được, dẫn tới kẻ tiến công có thể vượt qua tường lửa và kiểm soát các máy tính trong mạng, mở rộng khả năng thu thập thông tin và phạm vi tiến công.

Việt Nam đang có những thế mạnh để trở thành cường quốc về an ninh mạng. Ðể làm được điều đó, cần sớm bắt đầu từ việc tạo ra thị trường an toàn, an ninh mạng; các dự án đầu tư công nghệ thông tin bắt buộc phải có hạng mục an toàn, an ninh mạng; phát triển các doanh nghiệp, sản phẩm và nhân lực an toàn, an ninh mạng Việt Nam. Mặt khác, giám sát chặt chẽ an toàn không gian mạng; bảo đảm an toàn mạng cho các cơ quan của chính phủ và các hạ tầng trọng yếu quốc gia, có khả năng phục hồi khi bị tiến công; sớm có giải pháp giải quyết tình trạng các mạng của cơ quan nhà nước bị đột nhập lấy cắp thông tin. Một số chuyên gia an ninh mạng cũng đã chỉ rõ, cần có một trung tâm chia sẻ thông tin an toàn, an ninh mạng của các nước ASEAN được hình thành tại Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác quốc tế về các vấn đề liên quan... Chỉ có như vậy, quá trình chuyển đổi số trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mới có thể bền vững và bứt phá đúng quỹ đạo, giúp Việt Nam có thể trở thành quốc gia mạnh về an toàn, an ninh mạng.

Nguồn ST: CCVH
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT