Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
173853

BÀI TUYÊN TRUYỀN NHỮNG ĐIỀU CÂN CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Đăng lúc: 21/12/2023 (GMT+7)
100%

BÀI TUYÊN TRUYỀN

NHỮNG ĐIỀU CÂN CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Kính thưa cán bộ và nhân dân trong toàn xã.

Sau đây xin mời cán bộ và nhân dân xã Thiệu Thịnh cùng theo dõi bài viết “Những điều cần chú ý để phòng chống ngộ độc thực phẩm:

Như chúng ta đã biết, thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong môi trường; thực phẩm giúp người ta hoạt động và làm việc hàng ngày . Như vậy, nếu nguồn thực phẩm không hợp vệ sinh, sức khoẻ con người sẽ bị đe doạ. Vì vậy mỗi người dân chúng ta cần nghiêm túc chú ý thực hiện tốt những nội dung sau đây:

1. Rửa tay trước khi ăn, nhất là khi ăn bốc.

2.Chỉ uống nước chín (đun sôi để nguội), hoặc đã qua thiết bị tinh lọc.

3.Phòng ngộ độc bởi phẩm màu độc hại: luôn nghi ngờ thịt sống, chín nhuộm màu khá thường: xôi màu gấc không thấy hột và thịt gấc; bánh, kẹo, mứt có màu lòe loẹt, không có địa chỉ sản xuất.

4. Phòng ngộ độc bởi hóa chất bảo vệ thực vật: rau, củ, quả tươi, đặc biệt thức ăn sống phải được ngâm kỹ rồi rửa lại vài lần bằng nước sạch hoặc dưới vòi nước chảy.

5. Phòng ngộ độc bởi thực phẩm có độc tự nhiên: không ăn nấm, củ, rau, quả hoang dại nghi có độc, sản phẩm động vật có độc (phủ tạng, và da cóc, cá nóc, ...).

6. Phòng vi khuẩn sống sót làm thực phẩm biến chất, có hại: Không dùng đồ hộp lon phòng cứng ở hai đáy hộp, bị gỉ, móp méo; sữa, nước giải khát trong hộp giấy bị phơi ngoài nắng dù còn hạn sử dụng; nước giải khát, nước đóng chai bị biến màu, đục, có cặn.

7. Phòng vi khuẩn nhân lên trong điều kiện môi trường: thức ăn chín để qua bữa quá giờ nếu không không được bảo quản lạnh (dưới 10°C), phải được hâm lại kỹ hoặc chần nước sôi.

8. Phòng ô nhiễm chéo sang thực phẩm chế biến sẵn (thịt quay, luộc) để ăn ngay từ: cá, dụng cụ bán hàng như dao, thớt, đũa, thìa, que gắp đang chế biến thực phẩm sống hoặc chưa được làm sạch; bàn tay, trang phục của người bán hàng trực tiếp bị bẩn...

9. Không mua hàng bao gói sẵn không có địa chỉ nơi sản xuất, đóng gói và hàng hết hạn sử dụng.

10. Tránh ăn ở quán không có nước sạch hoặc cách xa nguồn nước sạch và không có tủ kính che đuổi ruồi, bụi, chất độc môi trường (nếu ở mặt đường, vĩa hè) hoặc không có lưới che ruồi, nhặng (nếu ở trong nhà, chợ có mái che).

Trên đây là những kiến thức cơ bản trong việc thực hiện an toàn thực phẩm, Mong rằng chúng ta hãy chú ý thực hiện các điều đơn giản về vệ sinh an toàn thực phẩm nói trên để đảm bảo, lành mạnh, an toàn.


BÀI TUYÊN TRUYỀN NHỮNG ĐIỀU CÂN CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Đăng lúc: 21/12/2023 (GMT+7)
100%

BÀI TUYÊN TRUYỀN

NHỮNG ĐIỀU CÂN CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Kính thưa cán bộ và nhân dân trong toàn xã.

Sau đây xin mời cán bộ và nhân dân xã Thiệu Thịnh cùng theo dõi bài viết “Những điều cần chú ý để phòng chống ngộ độc thực phẩm:

Như chúng ta đã biết, thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong môi trường; thực phẩm giúp người ta hoạt động và làm việc hàng ngày . Như vậy, nếu nguồn thực phẩm không hợp vệ sinh, sức khoẻ con người sẽ bị đe doạ. Vì vậy mỗi người dân chúng ta cần nghiêm túc chú ý thực hiện tốt những nội dung sau đây:

1. Rửa tay trước khi ăn, nhất là khi ăn bốc.

2.Chỉ uống nước chín (đun sôi để nguội), hoặc đã qua thiết bị tinh lọc.

3.Phòng ngộ độc bởi phẩm màu độc hại: luôn nghi ngờ thịt sống, chín nhuộm màu khá thường: xôi màu gấc không thấy hột và thịt gấc; bánh, kẹo, mứt có màu lòe loẹt, không có địa chỉ sản xuất.

4. Phòng ngộ độc bởi hóa chất bảo vệ thực vật: rau, củ, quả tươi, đặc biệt thức ăn sống phải được ngâm kỹ rồi rửa lại vài lần bằng nước sạch hoặc dưới vòi nước chảy.

5. Phòng ngộ độc bởi thực phẩm có độc tự nhiên: không ăn nấm, củ, rau, quả hoang dại nghi có độc, sản phẩm động vật có độc (phủ tạng, và da cóc, cá nóc, ...).

6. Phòng vi khuẩn sống sót làm thực phẩm biến chất, có hại: Không dùng đồ hộp lon phòng cứng ở hai đáy hộp, bị gỉ, móp méo; sữa, nước giải khát trong hộp giấy bị phơi ngoài nắng dù còn hạn sử dụng; nước giải khát, nước đóng chai bị biến màu, đục, có cặn.

7. Phòng vi khuẩn nhân lên trong điều kiện môi trường: thức ăn chín để qua bữa quá giờ nếu không không được bảo quản lạnh (dưới 10°C), phải được hâm lại kỹ hoặc chần nước sôi.

8. Phòng ô nhiễm chéo sang thực phẩm chế biến sẵn (thịt quay, luộc) để ăn ngay từ: cá, dụng cụ bán hàng như dao, thớt, đũa, thìa, que gắp đang chế biến thực phẩm sống hoặc chưa được làm sạch; bàn tay, trang phục của người bán hàng trực tiếp bị bẩn...

9. Không mua hàng bao gói sẵn không có địa chỉ nơi sản xuất, đóng gói và hàng hết hạn sử dụng.

10. Tránh ăn ở quán không có nước sạch hoặc cách xa nguồn nước sạch và không có tủ kính che đuổi ruồi, bụi, chất độc môi trường (nếu ở mặt đường, vĩa hè) hoặc không có lưới che ruồi, nhặng (nếu ở trong nhà, chợ có mái che).

Trên đây là những kiến thức cơ bản trong việc thực hiện an toàn thực phẩm, Mong rằng chúng ta hãy chú ý thực hiện các điều đơn giản về vệ sinh an toàn thực phẩm nói trên để đảm bảo, lành mạnh, an toàn.


0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT