Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
173853

THIỆU THỊNH CHỦ ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Đăng lúc: 30/07/2024 (GMT+7)
100%

THIỆU THỊNH CHỦ ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG

BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11 hằng năm. Ở miền Bắc những tháng khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít mưa, không thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của muỗi vằn. Bệnh sốt xuất huyết phát triển nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 trong năm.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm phổ biến, xảy ra theo mùa và gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nên các gia đình cần nắm vững nguyên nhân, triệu chứng sốt xuất huyết để tránh bệnh diễn tiến nặng.

Thiệu Hóa là huyện trước đây đã xảy ra có ổ dịch cũ, một số xã nguy cơ cao về sốt xuất huyết như: Thị trấn Thiệu Hóa, Thiệu Duy, Thiệu Nguyên, Thiệu Phú, Thiệu Thành. Thiệu hợp, Thiệu Thịnh.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus mang Dengue có trong muỗi vằn. Bệnh có khả năng lây truyền từ người nay qua người khác qua vật trung gian là muỗi vằn, thời gian phát bệnh chỉ từ 4 – 5 ngày sau khi nhiễm mầm bệnh.Đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, bọ gậy và phòng muỗi đốt.

Để chủ động trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết ban chỉ đạo phòng chống dịch yêu cầu người dân và các tổ chức thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Đối vật dụng đang sử dụng trong gia đình và xung quanh cần:

- Dụng cụ chứa nước sinh hoạt (chum vại, bể nước mưa, cây cảnh...): dùng các biện pháp ngăn ngừa muỗi sinh đẻ (có nắp đậy thật kín, thả cá...).

- Lật úp các dụng cụ gia đình như xô, chậu, bát, máng nước gia cầm.

- Đối với bẫy kiến, lọ hoa, chậu cây cảnh, khay nước tủ lạnh hoặc điều hòa nhiệt độ: Dùng dầu hoặc cho muối vào, thay nước 1 lần/tuần, cọ rửa thành dụng cụ chứa nước để diệt trứng muỗi vằn.

- Thu dọn, phá hủy các ổ chứa nước tự nhiên hoặc nhân tạo (chai, lọ, lu, vò vỡ, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa...) cho vào túi rồi chuyển tới nơi thu gom phế thải của địa phương hoặc hủy bỏ bằng chôn, đốt.

- Các hốc chứa nước tự nhiên (hốc cây, kẽ lá, gốc tre nứa...): loại bộ, lấp kín, chọc thủng hoặc làm biến đổi.

- Sử dụng hóa chất diệt ấu trùng muỗi tại các ổ đọng nước như: các hố ga ngăn mùi, bể cảnh, lọ hoa...

2. Phòng muỗi đốt:

- Làm lưới chắn muỗi vào nhà. Thường xuyên ngủ màn kể cả ban ngày, mặc quần áo dài nếu có thể, nhất là đối với trẻ nhỏ.

- Xua, diệt muỗi: sử dụng hương xua muỗi, bình xịt xua, diệt muỗi cầm tay, hun khói bằng đốt vỏ cau, dừa hoặc lá cây. Treo mành tre, rèm tẩm hóa chất diệt muỗi ở cửa ra vào, cửa sổ hoặc sử dụng vợt điện...

3. Tích cực phối hợp với chính quyền, ngành y tế trong các chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy và các đợt phun hóa chất phòng chống dịch.

ThiệuThịnh,ngày 29/7/2024

DUYÊT CỦA UBND XÃ Người viết bài

BSĩ: Nguyễn Trọng Phong

Bottom of Form

Top of Form

THIỆU THỊNH CHỦ ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Đăng lúc: 30/07/2024 (GMT+7)
100%

THIỆU THỊNH CHỦ ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG

BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng 11 hằng năm. Ở miền Bắc những tháng khác bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh, ít mưa, không thích hợp cho sự sinh sản và hoạt động của muỗi vằn. Bệnh sốt xuất huyết phát triển nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10 trong năm.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm phổ biến, xảy ra theo mùa và gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nên các gia đình cần nắm vững nguyên nhân, triệu chứng sốt xuất huyết để tránh bệnh diễn tiến nặng.

Thiệu Hóa là huyện trước đây đã xảy ra có ổ dịch cũ, một số xã nguy cơ cao về sốt xuất huyết như: Thị trấn Thiệu Hóa, Thiệu Duy, Thiệu Nguyên, Thiệu Phú, Thiệu Thành. Thiệu hợp, Thiệu Thịnh.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus mang Dengue có trong muỗi vằn. Bệnh có khả năng lây truyền từ người nay qua người khác qua vật trung gian là muỗi vằn, thời gian phát bệnh chỉ từ 4 – 5 ngày sau khi nhiễm mầm bệnh.Đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, bọ gậy và phòng muỗi đốt.

Để chủ động trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết ban chỉ đạo phòng chống dịch yêu cầu người dân và các tổ chức thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Đối vật dụng đang sử dụng trong gia đình và xung quanh cần:

- Dụng cụ chứa nước sinh hoạt (chum vại, bể nước mưa, cây cảnh...): dùng các biện pháp ngăn ngừa muỗi sinh đẻ (có nắp đậy thật kín, thả cá...).

- Lật úp các dụng cụ gia đình như xô, chậu, bát, máng nước gia cầm.

- Đối với bẫy kiến, lọ hoa, chậu cây cảnh, khay nước tủ lạnh hoặc điều hòa nhiệt độ: Dùng dầu hoặc cho muối vào, thay nước 1 lần/tuần, cọ rửa thành dụng cụ chứa nước để diệt trứng muỗi vằn.

- Thu dọn, phá hủy các ổ chứa nước tự nhiên hoặc nhân tạo (chai, lọ, lu, vò vỡ, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa...) cho vào túi rồi chuyển tới nơi thu gom phế thải của địa phương hoặc hủy bỏ bằng chôn, đốt.

- Các hốc chứa nước tự nhiên (hốc cây, kẽ lá, gốc tre nứa...): loại bộ, lấp kín, chọc thủng hoặc làm biến đổi.

- Sử dụng hóa chất diệt ấu trùng muỗi tại các ổ đọng nước như: các hố ga ngăn mùi, bể cảnh, lọ hoa...

2. Phòng muỗi đốt:

- Làm lưới chắn muỗi vào nhà. Thường xuyên ngủ màn kể cả ban ngày, mặc quần áo dài nếu có thể, nhất là đối với trẻ nhỏ.

- Xua, diệt muỗi: sử dụng hương xua muỗi, bình xịt xua, diệt muỗi cầm tay, hun khói bằng đốt vỏ cau, dừa hoặc lá cây. Treo mành tre, rèm tẩm hóa chất diệt muỗi ở cửa ra vào, cửa sổ hoặc sử dụng vợt điện...

3. Tích cực phối hợp với chính quyền, ngành y tế trong các chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy và các đợt phun hóa chất phòng chống dịch.

ThiệuThịnh,ngày 29/7/2024

DUYÊT CỦA UBND XÃ Người viết bài

BSĩ: Nguyễn Trọng Phong

Bottom of Form

Top of Form

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT