Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
173853

Các biện pháp kỹ thuật phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn xã Thiệu Thịnh

Đăng lúc: 27/06/2024 (GMT+7)
100%

Text Box: ỦY BAN NHÂN DÂN
  XÃ THIỆU THỊNH

Số:  337/HD - UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thiệu Thịnh, ngày 27 tháng 6 năm 2024

HƯỚNG DẪN

Các biện pháp kỹ thuật phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

trên địa bàn xã Thiệu Thịnh


Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm 2024 đến nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xuất hiện tại 410 xã thuộc 40 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 17.400 con (tăng 53,74% so với cùng kỳ năm 2023); 44 xã của 13 tỉnh, thành phố đã có dịch Lở mồm long móng (LMLM); 34 tỉnh, thành phố đã phát hiện động vật nghi mắc bệnh Dại; trên 60 xã của 09 tỉnh có dịch Viêm da nổi cục (VDNC); 7 tỉnh đã xảy ra Cúm gia cầm (CGC) A/H5N1, buộc tiêu hủy trên 12.000 con gia cầm, đặc biệt đã có 01 người chết vì nhiễm vi rút CGC A/H5N1 và 01 người nhiễm vi rút CGC A/H9N2. Thanh Hóa là tỉnh có mật độ chăn nuôi cao, trong đó hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ là phổ biến, chưa đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, vì vậy nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm xâm nhập, lây lan, bùng phát trên địa bàn tỉnh ta trong thời gian tới là rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung thực phẩm, sức khỏe người dân và môi trường.

ta, từ đầu năm 2024, các loại dịch bệnh đã được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, những năm vừa qua trên địa bàn xã đã xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu phi, bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò; đặc biệt sau một thời gian dịch bệnh được khống chế, đã xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là ở một số hộ chăn nuôi trong việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Thực hiện Công văn số 2362/UBND-NN ngày 21/6/2024 của UBND huyện Thiệu Hoá về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện. UBND xã hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm như sau:

Chăn nuôi An toàn sinh học là biện pháp kỹ thuật tổng hợp và phòng bệnh tốt nhất đối với các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm; trước hết cần thực hiện tốt theo các bước sau:

1. Thực hiện tái đàn khi đủ các điều kiện cơ bản như:

- Chuẩn bị chuồng nuôi

+ Vị trí chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người.

+ Kiểm soát chặt chẽ người và động vật ra vào khu vực chăn nuôi; chuồng nuôi phải dễ thực hiện các biện pháp vệ sinh, sát trùng, tiêu độc, phòng bệnh. Có lưới bao xung quanh chuồng nuôi và biện pháp khác ngăn chặn côn trùng và vật chủ trung gian khác truyền bệnh (chuột, chim, ruồi, muỗi...).

+ Tại lối ra vào chuồng nuôi phải bố trí hố khử trùng, thay bảo hộ lao động cho người ra, vào khu vực chăn nuôi.

+ Nên có ô chuồng nuôi cách ly: Vật nuôi mới nhập hoặc vật nuôi bị bệnh;

+ Có khu vực thu gom và xử lý chất thải.

+ Không sử dụng chung dụng cụ chăn nuôi giữa các chuồng.

+ Đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải đảm bảo kín. Nước thải ô chuồng nào thoát riêng ô chuồng đó ra đường thoát nước chung.

- Chọn giống nhập

Vật nuôi phải khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng. Trước khi nhập đàn, nuôi cách ly ít nhất 2 tuần, đồng thời phải thông báo với chính quyền địa phương và cơ quan thú y để được theo dõi, quản lý; trường hợp vật nuôi nhập từ tỉnh khác, phải có thêm giấy chứng nhận kiểm dịch, đồng thời thông báo kiểm dịch cho nơi đến trước khi vận chuyển vật nuôi về địa phương.

- Chăm sóc, vệ sinh, quản lý

+ Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi

+ Thức ăn: Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, không bị hỏng, mốc và còn hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng và an toàn

+ Chăm sóc theo mùa cho phù hợp: “Thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông”. Bổ sung thêm điện giải và trợ lực bằng Gluco KC, Bcomlec, Men tiêu hóa, các chất khoáng... trong quá trình nuôi.

+ Vệ sinh sạch sẽ khu chăn nuôi, máng ăn uống hằng ngày, sát trùng chuồng trại phòng bệnh định kỳ 1 lần/1 tuần, quản lý hạn chế tối đa người ra vào khu chăn nuôi. Phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh ngoài chuồng nuôi ít nhất 02 lần/tháng.

- Xử lý chất thải chăn nuôi

+ Chất thải được gom để xử lý phải để cuối chuồng, xa khu chuồng nuôi, xa nơi cấp nước.

+ Chất thải phải được thu gom hàng ngày, chuyển đến nơi tập trung và xử lý bằng nhiệt, hoặc bằng hoá chất, hoặc xử lý bằng sinh học phù hợp. Chất thải rắn trước khi đưa ra ngoài phải được xử lý đảm bảo vệ sinh theo quy định hiện hành của thú y.

+ Các chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng. Chất thải lỏng phải được xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp.

2. Thực hiện đúng các bước nuôi tái đàn vật nuôi theo hướng dẫn sau:

- Sau khi cơ sở đã chuẩn tốt chuồng trại thì nhập đàn; Thực hiện kê khai chăn nuôi theo thông tư số 23/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp &PTNT. (Thú y xã hướng dẫn cho các hộ chăn nuôi kê khai chăn nuôi)

- Hằng ngày theo dõi, giám sát chặt chẽ số vật nuôi.

- Không bán chạy, vứt xác vật nuôi chết ra ngoài môi trường làm lây lan dịch bệnh.

3. Tăng cường thực hiện công tác kiểm soát giết mổ, giám sát tại các cơ sở giết mổ, buôn bán, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo Nghị định 90 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thú y.

Thú y xã chủ trì làm tốt công tác kiểm soát giết mổ, giám sát tại các cơ sở giết mổ, buôn bán, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo Nghị định 90 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thú y.

Trên đây là Hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Đề nghị các ngành, Trưởng các đoàn thể, các thôn tăng cường công tác tuyên truyền đến các hộ chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Nơi nhận

- TV ĐU; T.Tr HĐND (B/c)

- Thành viên BCĐ PCDB GSGC xã; (T/h)

- Các thôn (T/h)

- Lưu VP, NN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Lê Hữu Hoàn

Các biện pháp kỹ thuật phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn xã Thiệu Thịnh

Đăng lúc: 27/06/2024 (GMT+7)
100%

Text Box: ỦY BAN NHÂN DÂN
  XÃ THIỆU THỊNH

Số:  337/HD - UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thiệu Thịnh, ngày 27 tháng 6 năm 2024

HƯỚNG DẪN

Các biện pháp kỹ thuật phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

trên địa bàn xã Thiệu Thịnh


Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm 2024 đến nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xuất hiện tại 410 xã thuộc 40 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 17.400 con (tăng 53,74% so với cùng kỳ năm 2023); 44 xã của 13 tỉnh, thành phố đã có dịch Lở mồm long móng (LMLM); 34 tỉnh, thành phố đã phát hiện động vật nghi mắc bệnh Dại; trên 60 xã của 09 tỉnh có dịch Viêm da nổi cục (VDNC); 7 tỉnh đã xảy ra Cúm gia cầm (CGC) A/H5N1, buộc tiêu hủy trên 12.000 con gia cầm, đặc biệt đã có 01 người chết vì nhiễm vi rút CGC A/H5N1 và 01 người nhiễm vi rút CGC A/H9N2. Thanh Hóa là tỉnh có mật độ chăn nuôi cao, trong đó hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ là phổ biến, chưa đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, vì vậy nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm xâm nhập, lây lan, bùng phát trên địa bàn tỉnh ta trong thời gian tới là rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung thực phẩm, sức khỏe người dân và môi trường.

ta, từ đầu năm 2024, các loại dịch bệnh đã được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, những năm vừa qua trên địa bàn xã đã xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu phi, bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò; đặc biệt sau một thời gian dịch bệnh được khống chế, đã xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là ở một số hộ chăn nuôi trong việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Thực hiện Công văn số 2362/UBND-NN ngày 21/6/2024 của UBND huyện Thiệu Hoá về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện. UBND xã hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm như sau:

Chăn nuôi An toàn sinh học là biện pháp kỹ thuật tổng hợp và phòng bệnh tốt nhất đối với các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm; trước hết cần thực hiện tốt theo các bước sau:

1. Thực hiện tái đàn khi đủ các điều kiện cơ bản như:

- Chuẩn bị chuồng nuôi

+ Vị trí chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người.

+ Kiểm soát chặt chẽ người và động vật ra vào khu vực chăn nuôi; chuồng nuôi phải dễ thực hiện các biện pháp vệ sinh, sát trùng, tiêu độc, phòng bệnh. Có lưới bao xung quanh chuồng nuôi và biện pháp khác ngăn chặn côn trùng và vật chủ trung gian khác truyền bệnh (chuột, chim, ruồi, muỗi...).

+ Tại lối ra vào chuồng nuôi phải bố trí hố khử trùng, thay bảo hộ lao động cho người ra, vào khu vực chăn nuôi.

+ Nên có ô chuồng nuôi cách ly: Vật nuôi mới nhập hoặc vật nuôi bị bệnh;

+ Có khu vực thu gom và xử lý chất thải.

+ Không sử dụng chung dụng cụ chăn nuôi giữa các chuồng.

+ Đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải đảm bảo kín. Nước thải ô chuồng nào thoát riêng ô chuồng đó ra đường thoát nước chung.

- Chọn giống nhập

Vật nuôi phải khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng. Trước khi nhập đàn, nuôi cách ly ít nhất 2 tuần, đồng thời phải thông báo với chính quyền địa phương và cơ quan thú y để được theo dõi, quản lý; trường hợp vật nuôi nhập từ tỉnh khác, phải có thêm giấy chứng nhận kiểm dịch, đồng thời thông báo kiểm dịch cho nơi đến trước khi vận chuyển vật nuôi về địa phương.

- Chăm sóc, vệ sinh, quản lý

+ Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi

+ Thức ăn: Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, không bị hỏng, mốc và còn hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng và an toàn

+ Chăm sóc theo mùa cho phù hợp: “Thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông”. Bổ sung thêm điện giải và trợ lực bằng Gluco KC, Bcomlec, Men tiêu hóa, các chất khoáng... trong quá trình nuôi.

+ Vệ sinh sạch sẽ khu chăn nuôi, máng ăn uống hằng ngày, sát trùng chuồng trại phòng bệnh định kỳ 1 lần/1 tuần, quản lý hạn chế tối đa người ra vào khu chăn nuôi. Phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh ngoài chuồng nuôi ít nhất 02 lần/tháng.

- Xử lý chất thải chăn nuôi

+ Chất thải được gom để xử lý phải để cuối chuồng, xa khu chuồng nuôi, xa nơi cấp nước.

+ Chất thải phải được thu gom hàng ngày, chuyển đến nơi tập trung và xử lý bằng nhiệt, hoặc bằng hoá chất, hoặc xử lý bằng sinh học phù hợp. Chất thải rắn trước khi đưa ra ngoài phải được xử lý đảm bảo vệ sinh theo quy định hiện hành của thú y.

+ Các chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng. Chất thải lỏng phải được xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp.

2. Thực hiện đúng các bước nuôi tái đàn vật nuôi theo hướng dẫn sau:

- Sau khi cơ sở đã chuẩn tốt chuồng trại thì nhập đàn; Thực hiện kê khai chăn nuôi theo thông tư số 23/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp &PTNT. (Thú y xã hướng dẫn cho các hộ chăn nuôi kê khai chăn nuôi)

- Hằng ngày theo dõi, giám sát chặt chẽ số vật nuôi.

- Không bán chạy, vứt xác vật nuôi chết ra ngoài môi trường làm lây lan dịch bệnh.

3. Tăng cường thực hiện công tác kiểm soát giết mổ, giám sát tại các cơ sở giết mổ, buôn bán, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo Nghị định 90 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thú y.

Thú y xã chủ trì làm tốt công tác kiểm soát giết mổ, giám sát tại các cơ sở giết mổ, buôn bán, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo Nghị định 90 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thú y.

Trên đây là Hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Đề nghị các ngành, Trưởng các đoàn thể, các thôn tăng cường công tác tuyên truyền đến các hộ chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Nơi nhận

- TV ĐU; T.Tr HĐND (B/c)

- Thành viên BCĐ PCDB GSGC xã; (T/h)

- Các thôn (T/h)

- Lưu VP, NN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Lê Hữu Hoàn

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT